ClockThứ Hai, 16/11/2020 09:58

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Theo chương trình kỳ họp, chiều 16/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Tăng cường quan hệ hợp tác mạnh mẽ tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3Nhìn lại tuần làm việc của Quốc hội: Thẳng thắn và thận trọngNâng tầm hợp tác Mekong-Hàn Quốc lên quan hệ Đối tác chiến lượcSáng 13/11, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)Hôm nay, Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm ba thành viên Chính phủ và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Toàn cảnh một phiên thảo luận. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, sáng 16/11, Quốc hội biểu quyết Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau nội dung này, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).

Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp này gồm 6 chương, 102 điều, quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện giao thông đường bộ; vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, có ý kiến đề nghị không tách nội dung bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ra khỏi dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) để bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, thống nhất. Tuy nhiên, đa số ý kiến cơ bản nhất trí với đề nghị của Chính phủ về việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2008 theo hướng tách các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ thành luật riêng, trong đó, dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tập trung điều chỉnh các nội dung cơ bản về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ, vận tải đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.

Trong phiên họp chiều, Quốc hội biểu quyết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Sau đó, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Theo đề xuất của Chính phủ, việc ban hành Luật nhằm tạo ra bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông; giảm ùn tắc giao thông gắn với bảo vệ môi trường; xây dựng văn hóa giao thông văn minh. Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến gồm 08 chương, 72 điều, được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Nội dung dự thảo Luật chủ yếu quy định về: quy tắc giao thông đường bộ; phương tiện và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; tổ chức an toàn giao thông, chỉ huy, điều khiển giao thông và giải quyết ùn tắc giao thông đường bộ; giải quyết tai nạn giao thông đường bộ; thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm; quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Nội dung của dự thảo Luật đã được điều chỉnh để bảo đảm không trùng chéo với nội dung cụ thể trong các chính sách của dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và các Luật, dự án Luật khác có liên quan (như Luật Xử lý vi phạm hành chính). Cụ thể: về phương tiện tham gia giao thông đường bộ, dự thảo Luật chỉ quy định về điều kiện tham gia giao thông, đăng ký xe, không quy định về quản lý chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới; tổ chức an toàn giao thông “động” tách bạch với tổ chức giao thông gắn với kết cấu hạ tầng; công tác tuần tra, kiểm soát bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, không quy định về xử lý vi phạm hành chính.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án Khu nhà ở Tam Thai: Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý

Trong 5 kiến nghị mà kết luận Thanh tra tỉnh chỉ ra và yêu cầu Công ty CP Xây lắp Thừa Thiên Huế - chủ đầu tư Dự án (DA) Khu nhà ở Tam Thai và các đơn vị liên quan tiến hành khắc phục, đến nay mới chỉ thực hiện xong 1 kiến nghị. Hiện nay, UBND tỉnh đang chỉ đạo Sở Xây dựng rà soát DA, tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

Dự án Khu nhà ở Tam Thai Rà soát, tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, bao gồm: Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Di sản văn hóa; Luật Công chứng; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn; Luật Công đoàn; Luật Dữ liệu; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng, chống mua bán người.

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

TIN MỚI

Return to top