Thế giới

Tăng cường quan hệ hợp tác mạnh mẽ tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3

ClockChủ Nhật, 15/11/2020 14:33
TTH.VN - Ngày 14/11, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tham gia hội nghị cấp cao ASEAN+3 được tổ chức với hình thức trực tuyến cùng sự tham gia của lãnh đạo các nước Trung Quốc, Nhật Bản và 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

ASEAN 2020: Cùng xây dựng một ASEAN gắn kết và vững mạnhASEAN-Hoa Kỳ sẽ bàn về phương hướng, biện pháp triển khai quan hệNâng tầm hợp tác Mekong-Hàn Quốc lên quan hệ Đối tác chiến lượcThượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ 17 là bước ngoặt với quan hệ song phương hậu Covid-19IMF kêu gọi ASEAN đoàn kết chung tay phục hồi nền kinh tếVăn kiện Hội nghị cấp cao ASEAN 37 tạo cơ sở hợp tác, phục hồi kinh tếChuyên gia Singapore đánh giá vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt NamIndonesia kì vọng Hiệp định RCEP có thể được ký bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 37Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan diễn ra từ 12-15/11

Hội nghị cấp cao ASEAN+3 với sự tham gia của lãnh đạo 13 nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc diễn ra ngày 14/11. Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN/Vietnam+

Tại đây, Tổng thống Moon Jae-in đã nhấn mạnh sự cần thiết về thiết lập một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong vấn đề chăm sóc sức khỏe và tăng trưởng kinh tế.

“Do tình hình dịch COVID-19 đang kéo dài, ngày càng có nhiều vấn đề mà chúng ta phải cùng nhau giải quyết”, Tổng thống Moon khẳng định trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao ASEAN+3 cho hay.

Được biết, đại diện cho các nước Trung Quốc và Nhật Bản là Thủ tướng Lý Khắc Cường và Thủ tướng Yoshihide Suga.

Sự kiện được cho là sẽ tạo tiền đề cho cuộc gặp đầu tiên với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga của ông Moon Jae-in, kể từ khi ông Yoshidide Suga chính thức nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản vào tháng 9/2020.

Thêm vào đó, Tổng thống Moon Jae-in cũng kêu gọi 13 nước nâng cấp hợp tác trong vấn đề chăm sóc sức khỏe lên một tầm cao mới, đồng thời thúc đẩy nỗ lực chung để phát triển và cung cấp sự công bằng cho tất cả các nước bằng vaccine và phương pháp điều trị COVID-19. Cụ thể, các nước cần thiết lập một hệ thống phối hợp nhanh chóng và minh bạch để chuẩn bị đối phó với những căn bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm mới có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Về kinh tế, các nước cần chuẩn bị cho một kỷ nguyên mới hậu COVID-19.

Tổng thống Moon cũng bày tỏ quan ngại về làn sóng chủ nghĩa bảo hộ, sự không chắc chắn trên thị trường tài chính và nguy cơ gia tăng bất bình đẳng trong bối cảnh xuất hiện sự chuyển đổi nhanh chóng sang nền kinh tế kỹ thuật số.

“Đó là những vấn đề khó giải quyết với sức mạnh của riêng một quốc gia. Chúng ta nên tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế và tích lũy kiến thức để tìm ra con đường tăng trưởng đồng đều và bền vững”, Tổng thống Moon Jae-in khẳng định.

Ngoài ra, ông cũng hi vọng nhóm ASEAN+3 sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển hậu COVID-19 của nền kinh tế toàn cầu; hy vọng rằng sự trao đổi nhân sự “thiết yếu” xuyên biên giới sẽ được mở rộng ở mức độ phù hợp, không cản trở các biện pháp phòng chống COVID-19 tại chỗ.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Return to top