ClockThứ Sáu, 05/08/2022 08:46

Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 21/2022/UBTVQH15 về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Công tác đại biểu.

Sửa đổi nội quy kỳ họp Quốc hội, đáp ứng yêu cầu thực tiễnDự kiến tiến độ UBTVQH xem xét các dự án thuộc chương trình xây dựng luật, pháp lệnhNgày 11/7 khai mạc Phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Công tác đại biểu. Ảnh tư liệu: Doãn Tấn/TTXVN

Theo đó, Ban Công tác đại biểu là cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu, công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện các chức năng khác theo phân công của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về nhiệm vụ, quyền hạn, Nghị quyết nêu rõ, Ban Công tác đại biểu chủ trì tham mưu giúp Đảng đoàn Quốc hội xây dựng Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Ban cũng chủ trì tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Trình Quốc hội quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định, công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội; quyết định thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia; chuẩn bị, giới thiệu nhân sự ứng cử đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương; dự kiến, phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu; xác định cơ cấu, thành phần những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; quy định bộ máy giúp việc Hội đồng bầu cử quốc gia; quyết định và công bố ngày bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tiếp nhận từ Hội đồng bầu cử quốc gia biên bản tổng kết, hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội.

Ban Công tác đại biểu phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về bầu cử theo thẩm quyền; tiếp nhận từ Hội đồng bầu cử quốc gia hồ sơ về khiếu nại, tố cáo liên quan đến những người trúng cử đại biểu Quốc hội chưa được giải quyết để giải quyết hoặc xử lý theo quy định; tổ chức giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; thực hiện các nhiệm vụ khác về bầu cử thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đối với hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, Ban Công tác đại biểu chủ trì tham mưu giúp Đảng đoàn Quốc hội cho ý kiến về nhân sự giữ chức vụ Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Ban chủ trì tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu và việc cho thôi làm Trưởng Đoàn, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội; phê chuẩn đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Đoàn đại biểu Quốc hội; quyết định việc chuyển sinh hoạt Đoàn của đại biểu Quốc hội; xem xét, quyết định việc chấp nhận đại biểu Quốc hội xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu trong thời gian Quốc hội không họp và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất hoặc báo cáo để Quốc hội quyết định trong thời gian Quốc hội họp.

Ban có nhiệm vụ chủ trì tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định về việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, người trúng cử đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp hoặc báo cáo để Quốc hội quyết định trong thời gian Quốc hội họp; xem xét, quyết định đối với đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị về việc bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải người làm việc là đại biểu Quốc hội tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; việc tạm đình chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội; việc đưa ra để Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri nơi bầu ra đại biểu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội...

Đối với công tác tổ chức bộ máy, nhân sự thuộc thẩm quyền của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Công tác đại biểu chủ trì tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bầu, phê chuẩn, miễn nhiệm, bãi nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; quy định và tổ chức thực hiện công tác quản lý cán bộ đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm khác đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách...

Đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ban có nhiệm vụ chủ trì tham mưu giúp Đảng đoàn Quốc hội cho ý kiến về nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

Ban Công tác đại biểu chủ trì tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; theo dõi, giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân; xem xét báo cáo kết quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; xử lý kỷ luật theo quy định đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã nghỉ việc, nghỉ hưu...

Đối với công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử, Ban Công tác đại biểu chủ trì tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kế hoạch, quyết định khung chương trình, đề án bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cả nhiệm kỳ và từng năm; hằng năm sửa đổi, bổ sung, cập nhật nội dung bồi dưỡng phù hợp với hoạt động của Quốc hội; dự kiến danh sách báo cáo viên theo khung chương trình bồi dưỡng; ban hành Nghị quyết và các văn bản về bồi dưỡng đại biểu dân cử; tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động đối với đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Quốc hội, người được quy hoạch làm đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách...

Nghị quyết nêu rõ: Ban Công tác đại biểu giúp Chủ tịch Quốc hội giữ mối liên hệ với các đại biểu Quốc hội; giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp công tác với Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức hữu quan về các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu.

Ban chủ trì soạn thảo hoặc phối hợp với cơ quan hữu quan soạn thảo pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc tham mưu giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội ban hành luật, nghị quyết về các vấn đề thuộc lĩnh vực Ban Công tác đại biểu phụ trách theo phân công của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện tổ chức bộ máy của Quốc hội khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công...

Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu gồm Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban do Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022.

Nghị quyết số 575/UBTVQH12 ngày 31/1/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị các ủy ban chủ trì thẩm tra khẩn trương phối hợp với cơ quan hữu quan hoàn chỉnh báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo luật, nghị quyết bảo đảm chất lượng, sớm gửi đến các vị đại biểu Quốc hội, bảo đảm đủ thời gian cần thiết để nghiên cứu trước khi biểu quyết thông qua.

Bảo đảm chất lượng các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội biểu quyết thông qua

TIN MỚI

Return to top