ClockThứ Sáu, 14/07/2023 06:16

Rạng danh truyền thống anh hùng

TTH - Hôm nay (ngày 14/7), Thành uỷ Huế tổ chức hội nghị gặp mặt nhân dịp tái bản và phát hành tập sách “Lịch sử phong trào đô thị Huế 1954 - 1975”. Đây là hoạt động có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 73 năm Ngày truyền thống Lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2023).

Sự thật lịch sửChiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dânXây dựng Huế thành kinh đô áo dài

leftcenterrightdel
 Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định phát biểu tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn tập sách “Lịch sử phong trào đô thị Huế giai đoạn 1954 - 1975” ngày 1/4/2023

Đoàn kết tạo nên sức mạnh tổng hợp

Phong trào đô thị ở miền Nam nói chung và ở Huế nói riêng bùng phát, ngay từ những ngày đầu cả dân tộc bước vào cuộc trường chinh chống đế quốc Mỹ xâm lược và ngày càng phát triển sâu rộng cho đến khi cả dân tộc ca khúc khải hoàn chiến thắng, non sông thu về một mối. Phong trào này đã thu hút sự tham gia của đông đảo các giai tầng xã hội, đặc biệt là trong thanh niên, học sinh - sinh viên (HS - SV) ở các đô thị bị chiếm đóng.

Cùng với cả nước, thanh niên, HS - SV Huế đã tổ chức, tham gia nhiều cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và nguỵ quyền tay sai với nhiều hình thức như: Xuống đường tranh đấu; Tiếng hát những đêm không ngủ; Đốt lửa căm thù; Phong trào đốt xe Mỹ; Phong trào đòi Mỹ rút quân, đòi Thiệu từ chức... Trong phong trào đấu tranh đô thị, thanh niên, HS - SV Huế đã bị chính quyền tay sai Mỹ đàn áp dã man, bị bắt tra tấn, tù đày hòng dập tắt ý chí đấu tranh của tuổi trẻ. Song, với ý chí kiên cường, sự đùm bọc giúp đỡ, ủng hộ của các anh chị đã đoàn kết sát cánh, đấu tranh bền bỉ, không khoan nhượng nên phong trào thanh niên, HS - SV ngày càng lớn mạnh. Năm 1963, phong trào đấu tranh của đồng bào, thanh niên, sinh viên, học sinh Huế được Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Thành đồng hạng Nhất.

Với những chiến công của mình, thanh niên, HS - SV Huế đã cùng với Đảng bộ, quân và dân thành phố khẳng định và làm rạng danh thêm truyền thống anh hùng của Đảng bộ, quân và dân TP. Huế, góp phần to lớn làm nên chiến thắng Mậu Thân năm 1968 và đại thắng Mùa Xuân 1975. Cuộc đấu tranh của thanh niên, HS - SV Huế trong phong trào đấu tranh đô thị là một bộ phận khăng khít của cách mạng Việt Nam.

Nhằm khẳng định vị trí, sự đóng góp của phong trào đô thị Huế, đồng thời ghi nhận công lao to lớn của các tầng lớp Nhân dân Huế trong sự nghiệp đấu tranh đòi hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước, tự do, dân chủ, dân sinh (trong đó có sự đóng góp của các đồng chí, các anh, chị đã trực tiếp tham gia phong trào trước đây), Ban Thường vụ Thành ủy Huế khóa X (nhiệm kỳ 2010 - 2015) đã thống nhất biên soạn tập sách “Lịch sử phong trào đô thị Huế giai đoạn 1954 - 1975”; sau hơn 3 năm khẩn trương thu thập tư liệu và biên soạn, tháng 11/2015, tập sách được xuất bản và ra mắt độc giả.

Sau gần một thập niên xuất bản và phát hành rộng rãi, cuốn sách “Lịch sử phong trào đô thị Huế giai đoạn 1954 - 1975” đã được độc giả gần xa đón nhận tích cực với nhiều thiện cảm, điều đó chứng tỏ nội dung cuốn sách đã phản ảnh một cách trung thực và khách quan lịch sử của phong trào.

Tái bản tập sách

Nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của độc giả nói chung, đồng thời, góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, Ban Thường vụ Thành ủy khóa XII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) quyết định cho tái bản tập sách “Lịch sử phong trào đô thị Huế giai đoạn 1954 - 1975” với số lượng 1.000 bản.

Để chuẩn bị tái bản tập sách, ngày 01/4/2023, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Phan Thiên Định đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn tập sách “Lịch sử phong trào đô thị Huế giai đoạn 1954 - 1975” để thống nhất những nội dung cần chỉnh lý trước khi tiến hành tái bản tập sách. Phát biểu tại cuộc họp, Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, với mục đích tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức, khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân thành phố trong sự nghiệp đổi mới và đáp ứng nhu cầu của độc giả, các nghiên cứu,… Ban Thường vụ Thành ủy khóa XII (2020 - 2025) quyết định tái bản tập sách “Lịch sử Phong trào đô thị Huế giai đoạn 1954 - 1975”; lần tái bản này sẽ có sự điều chỉnh, bổ sung một số chi tiết về kỹ thuật in ấn và một số nội dung.

Tập sách tái bản dày 500 trang, Ban Biên soạn đã chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung một số chi tiết chủ yếu liên quan đến kỹ thuật in ấn; phần nội dung chỉ hiệu chỉnh một số điểm nhỏ nhằm bảo đảm chính xác nhất về mặt sử học, tập sách tái bản vẫn giữ kết cấu 5 chương. Trong đó, chương mở đầu: Vị trí chiến lược của tỉnh Thừa Thiên và thị xã Huế; Truyền thống yêu nước, cách mạng của Nhân dân Thừa Thiên Huế; Khái quát về phong trào đô thị Huế 1954 - 1975. Chương I (giai đoạn 1954 - 1963): Chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Thừa Thiên và Huế; Phong trào đô thị Huế giai đoạn 1954 - 1963. Chương II (giai đoạn 1964 - 1968): Phong trào chống Nguyễn Khánh; Phong trào chống Trần Văn Hương; Phong trào chống Mỹ - Thiệu - Kỳ; Phong trào năm 1967 và 1968; Một số phong trào khác giai đoạn 1964 - 1968. Chương III (giai đoạn 1969 - 1972): Tình hình những năm 1969 - 1972; Phong trào đô thị Huế 1969 - 1972. Chương IV (giai đoạn 1973 - 1975): Bối cảnh tình hình giai đoạn 1973 - 1975; Diễn biến của phong trào đô thị Huế giai đoạn 1973 - 1975. Chương V: Nhìn lại phong trào đô thị Huế 1954 - 1975.

Trải qua 48 năm đất nước thống nhất, TP. Huế anh hùng không ngừng nỗ lực vươn lên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chiến trường xưa nay đã trở thành đô thị sáng - xanh - sạch đẹp - văn minh, tràn đầy sức sống với nhiều danh hiệu: “Thành phố văn hóa ASEAN”, “Thành phố bền vững về môi trường ASEAN”, “Thành phố xanh quốc gia”…; là trung tâm văn hóa - lịch sử, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ của khu vực miền Trung và cả nước. Đọc lại “Lịch sử phong trào đô thị Huế giai đoạn 1954 -1975” để thấy rõ hơn tinh thần đó, để hiểu hơn, yêu hơn về Huế - mảnh đất nên thơ nhưng rất đỗi hào hùng; để càng tự hào, tự tin và vững bước chung tay xây dựng Huế không ngừng phát triển chính là mục tiêu khi tái bản và phát hành cuốn sách này.

Bài, ảnh: Minh Ngọc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, chiều 18/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức buổi tọa đàm gặp mặt cán bộ Mặt trận tỉnh qua các thời kỳ.

Xứng đáng là cầu nối giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top