ClockThứ Bảy, 16/05/2020 07:30

Sáng mãi tên Người

TTH - Hiếm có một danh nhân nào như Hồ Chủ tịch có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã dựng tượng và có tượng đài. Tượng và tượng đài tưởng niệm Bác Hồ có mặt tại khoảng 20 nước trên thế giới ở cả châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Phi. Nhiều nước có rất nhiều điểm đặt tượng đài Bác như: Trung Quốc, Nga, Mêxicô, Thái Lan...

“Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ”“Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc”

Hồ Chí Minh là một trong 25 chính khách, cũng là một trong số 100 gương mặt trên mọi phương diện “đã làm thay đổi diện mạo của hành tinh trong thế kỷ XX”. Ảnh: TL

 

Không phải ngẫu nhiên mà tờ Times, một tờ báo rất có uy tín với công chúng ở Mỹ đã lựa chọn Hồ Chí Minh là một trong 25 chính khách, cũng là một trong số 100 gương mặt trên mọi phương diện “đã làm thay đổi diện mạo của hành tinh trong thế kỷ XX”.

Đầu thế kỷ XX, khi đất nước ta trong vòng nô lệ, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành ngày đó đang là học sinh Trường Quốc Học Huế đã xuống đường cùng những người nông dân biểu tình chống thuế, dùng vốn kiến thức tiếng Pháp để giúp Nhân dân với tư cách là thông ngôn.

Năm 1911, Người rời Tổ quốc lúc 21 tuổi, với hành trình 30 năm, qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia trên thế giới. Cùng bao gian khó, vừa lao động kiếm sống và học tập, nghiên cứu, hoạt động cách mạng, Người đã tìm ra con đường cho cách mạng Việt Nam.

Khi Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tours tháng 12/1920, viên mật thám được cử theo dõi hoạt động của đại biểu da vàng này đã đưa ra lời tiên đoán chính xác “phải chăng người thanh niên da vàng mảnh khảnh kia sẽ là người cắm cây thập ác trên nấm mồ quyền lợi của chúng ta ở các thuộc địa”.

Cái tên Nguyễn Ái Quốc lúc đó và những hoạt động bí ẩn của anh đã khiến chính quyền Pháp phải đau đầu, lo lắng và tìm mọi cách đối phó vì mỗi hành động của anh đều đe dọa đến sự an nguy của chế độ thuộc địa mà Pháp đang tiến hành tại Việt Nam và các nước khác. Nhưng đối với mỗi người dân Việt Nam, cái tên Nguyễn Ái Quốc lại là niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng, là luồng gió mới đối với phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

Với đường lối đúng đắn, kịp thời và sự hoạch định đường lối kháng chiến với lộ trình sáng tạo, Bác Hồ và Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân cả nước Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945, lật ách thống trị của bọn thực dân, phong kiến.

Vào năm 1954, Người đã lãnh đạo Nhân dân vượt qua khó khăn, thử thách, lần lượt đánh bại các chiến lược quân sự của thực dân Pháp, làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.

Sau chiến thắng Điện Biên lịch sử, khi cả nước tưng bừng với niềm vui chiến thắng, Bác đã nhìn thấy những âm mưu xâm lược của các thế lực đế quốc. Đúng như cảnh báo của Người, chỉ trong vòng một năm, chúng ta lại phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày Quốc khánh (2/9/1960), trong diễn văn chào mừng, Bác nói: “Toàn dân đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà”.

Với đường lối đoàn kết và tư tưởng chiến lược của Người “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, đúng 15 năm sau, mùa Xuân năm 1975, với thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước ta thống nhất, Nam Bắc sum họp một nhà như tiên đoán diệu kỳ của Người.

Là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất, Bác đã để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý giá, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh - hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Hệ thống các quan điểm ấy mãi mãi là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho dân tộc ta hôm nay.

Nguyên Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Diệt giặc dốt” bằng bình dân học vụ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, cùng với cả nước, cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương trong tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến công mạnh mẽ vào mặt trận diệt “giặc dốt” ngay trên quê hương ngay sau ngày đất nước độc lập.

“Diệt giặc dốt” bằng bình dân học vụ
Thế hệ trẻ tri ân

“Thắp lửa truyền thống - Sáng mãi niềm tin” là chương trình được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế tổ chức thường niên nhằm kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7. Năm nay, chương trình tiếp tục được triển khai đồng loạt tại nhiều địa phương với các hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Thế hệ trẻ tri ân
“Mùa Xuân là Tết trồng cây”

Vạn vật, từ cây cối, hoa trái đến gia súc, gia cầm… cũng như con người, đều có một quá trình sinh sôi, nảy nở, phát triển theo chu trình thời gian. “Xuân xanh, Hạ trưởng, Thu thâu, Đông tàn”. Quy luật ấy, từ ngàn xưa tổ tiên ta đã ý thức được… Việc bảo vệ, vun trồng và phát triển hệ thống cây xanh nơi vườn tược, quanh xóm làng, chốn rừng rú… luôn luôn được coi trọng. Điều này không chỉ được các gia đình, các làng xã mà cả nhà nước phong kiến cũng rất quan tâm.

“Mùa Xuân là Tết trồng cây”
50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Chăm lo cho thế hệ măng non

Thực hiện lời căn dặn của Hồ Chủ tịch và với trách nhiệm, tấm lòng yêu thương trẻ, Thừa Thiên Huế luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho thế hệ măng non.

Chăm lo cho thế hệ măng non
Giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng của Người là ý nguyện toàn dân

“Với tấm lòng kính yêu vô hạn và đời đời nhớ ơn Hồ Chủ tịch, chúng ta phải thực hiện đến mức tốt nhất nhiệm vụ giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng của Người”. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng được Cục Tuyên huấn (Bộ Quốc phòng) thông báo tới báo chí tại cuộc họp báo Quí I/2019 nhân kỷ niệm “50 năm giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh 1969 - 2019”.

Giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chủ tịch và xây dựng Lăng của Người là ý nguyện toàn dân

TIN MỚI

Return to top