ClockThứ Bảy, 06/01/2024 21:49

Tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung

TTH.VN - Tối 6/1, tại khu vực Tượng đài vua Quang Trung, núi Bân, phường An Tây, TP. Huế, UBND TP. Huế tổ chức chương trình nghệ thuật tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Phan Ngọc Thọ; lãnh đạo tỉnh, TP. Huế, các sở ban ngành, địa phương và đông đảo người dân trên địa bàn.

Kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân ThanhNúi Bân & lễ hội Quang Trung tại HuếKý kết hợp tác truyền thông quốc tế quảng bá Di sản Huế

 Lãnh đạo tỉnh dâng hương tại khu vực Tượng đài vua Quang Trung trước khi bắt đầu chương trình nghệ thuật

Trong lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, Phú Xuân - Huế - Thuận Hóa là vùng đất gắn liền với triều đại Tây Sơn, một vương triều đã làm nên những chiến công hiển hách vào cuối thế kỷ thứ XVIII, mà công lao vĩ đại trước hết thuộc về người Anh hùng dân tộc lỗi lạc Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Ngày 22/12/1788 (tức ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân - cách đây đúng 235 năm), tại núi Bân lịch sử, danh tướng thiên tài Nguyễn Huệ đã cho xây đàn tế cáo trời đất và làm lễ đăng quang lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung năm thứ nhất, rồi hạ lệnh xuất quân ra Bắc - một cuộc hành quân thần tốc, mãi mãi được lịch sử ca ngợi như một sáng tạo đặc sắc của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ - Quang Trung.

Chương trình nghệ thuật tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung 

Với lối đánh chủ động, liên tục tấn công, thần tốc, bất ngờ, táo bạo và mãnh liệt; đêm 30 tết - Xuân Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn bắt đầu mở cuộc tiến công như vũ bão vào các vị trí cố thủ của địch. Đến mờ sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu (30/01/1789), đại quân Tây Sơn mở cuộc tổng công kích vào đồn Ngọc Hồi - Đống Đa và giải phóng Kinh thành Thăng Long; đánh tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Thanh, giữ vững nền độc lập và chủ quyền quốc gia; tạo nên chiến thắng hiển hách, vang dội trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Chương trình nghệ thuật tái hiện lễ lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung diễn ra sinh động và ý nghĩa với 4 phần, bao gồm: hội binh, lễ lên ngôi, xuất binh- đánh trận, khúc khải hoàn tái hiện toàn bộ qúa trình lên ngôi và đại phá quân Thanh của Hoàng đế Quang Trung từ cảnh kêu gọi các tầng lớp nhân dân khởi binh, đến lễ lên ngôi, xuất binh đánh trận và kết thúc với không khí mừng chiến thắng.

Đông đảo người dân, học sinh các trường trên địa bàn tỉnh đến thưởng thức chương trình nghệ thuật 

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh nhấn mạnh, chương trình nghệ thuật tái hiện lễ đăng quang - kỷ niệm ngày Anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ lên ngôi và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa được tổ chức quy mô với lực lượng diễn viên hùng hậu kết hợp hiệu ứng âm thanh, khói lửa đặc sắc nhằm tái hiện buổi lễ có nhiều ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng tôn kính, tri ân đối với công lao hiển hách của vương triều Quang Trung, của người anh hùng dân tộc “áo vải cờ đào”; khơi dậy niềm tự hào, truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta; là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước, địa linh văn hóa, hấp dẫn trên bản đồ du lịch của Việt Nam và TP. Huế

Tin, ảnh: THANH HƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh

Sáng 6/1, tại Khu tưởng niệm Anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ (phường An Tây, TP. Huế), UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh. Tham dự có đại diện lãnh đạo thành phố, các sở ban ngành, đoàn thể và người dân trên địa bàn.

Kỷ niệm 235 năm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế và xuất binh đại phá quân Thanh
Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh có phải là nơi thờ hai vò xương sọ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ?

Có gỉa thuyết về việc hai vò xương sọ của hai anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ sau khi được một số quan binh bí mật phá ngục thất – nơi giam giữ vò xương sọ - nhân sự kiện “Thất thủ Kinh đô Huế năm 1885” đã đưa về chôn ở Miếu Đôi, ngày nay ở làng Dạ Lê Chánh (phường Thủy Vân, TP. Huế).

Miếu Đôi làng Dạ Lê Chánh có phải là nơi thờ hai vò xương sọ Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ

TIN MỚI

Return to top