ClockThứ Hai, 25/06/2018 08:44

Tăng lương, tăng kiểm soát giá

TTH - Từ 1/7/2018, mức lương cơ sở sẽ chính thức được điều chỉnh tăng từ 1,3 triệu đồng/tháng lên 1,39 triệu đồng/tháng, tăng 90 ngàn đồng/tháng; đồng thời thực hiện tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng theo quy định và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở.

Mức đóng BHXH, BHYT của người lao động bắt đầu thay đổi từ ngày 1/7Kinh tế tăng trưởng, việc làm tăng theo

Mức lương cơ sở này dùng để làm căn cứ cho việc tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 72/2018/NĐ-CP; tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật; tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Hàng chục ngàn tỷ đồng sẽ được chi ra để tăng lương là một nỗ lực lớn của Chính phủ bởi phải tính toán, cân nhắc, không chỉ là số tiền này lấy ở đâu ra mà còn lo làm sao để đảm bảo các yếu tố ổn định thị trường và nền kinh tế. Vì thế, tăng lương luôn là “sự kiện” được chuẩn bị kỹ và được cơ quan quản lý tập trung thực hiện.

Với nhiều người sống chủ yếu dựa vào đồng lương, tăng lương là niềm vui; song luôn đi kèm với nỗi lo giá cả thị trường “leo thang”. Lo vì vừa có thông tin tăng lương thì giá cả các mặt hàng thiết yếu đều “nhảy múa”.

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng đầu năm 2018 tăng 3,01% so với bình quân cùng kỳ năm 2017. CPI tháng 5/2018 tăng 1,61% so với tháng 12/2017 và tăng 3,86% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tháng 5/2018 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,37% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 5 tháng đầu năm nay tăng 1,34% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.

Dù các khoản viện phí giữa tháng 7 tới đây có giảm, song chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ đầu tháng 7/2018 đều thayđổi.

Tiền lương liên quan trực tiếp đời sống của những người làm công ăn lương và câu chuyện về tiền lương chưa bao giờ hết “nóng”. Khoảng 15 năm trở lại đây, Nhà nước đã điều chỉnh tăng gần 10 lần mức lương cơ sở, từ khoảng 290 ngàn đồng lên gần 1,4 triệu đồng/tháng. Dù mức lương này chưa cao, song cơ bản đáp ứng được điều kiện sống của người lao động hiện nay.

Riêng lương tối thiểu, năm nào cũng đặt lên bàn “nghị sự” các kỳ họp Quốc hội, dù mức tăng có thể chưa thoả đáng, bởi cuộc chạy đua giữa giá cả và tiền lương. Lương của người công nhân tăng được vài chục ngàn đồng thì tiền thuê nhà, tiền điện, nước, giá cả các mặt hàng phục vụ cuộc sống thường nhật cũng tăng khiến nhiều người không khỏi lo lắng .

Nhiều năm qua, mỗi lần tăng lương lại là một cuộc tính toán, cân đo của những nhà điều hành, quản lý, cũng như của các doanh nghiệp.  Để người lao động hưởng lương nhà nước có thể sống bằng lương là cả một lộ trình dài với nỗ lực từ nhiều phía, đi kèm với tăng lương cần nâng cao hiệu quả lao động, tổ chức bộ máy quản lý tinh gọn…; đồng thời, công tác quản lý, bình ổn giá cả thị trường được đặt lên hàng đầu. Nếu các cơ quan chức năng không làm tốt điều này, dễ nảy sinh hiện tượng “tát nước theo mưa” khiến nỗ lực tăng lương của Chính phủ bị ảnh hưởng.

Bạch Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng

Cùng với các giải pháp vĩ mô nhằm ổn định thị trường vàng, tại Thừa Thiên Huế, các giải pháp kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng cũng đã được triển khai.

Kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng
Thông tin doanh nghiệp:
iPhone 16 Pro Max tăng màn hình thêm 0,2 inch: Có gì hơn phiên bản cũ

Apple đã chính thức ra mắt iPhone 16 Pro Max với một trong những điểm nổi bật nhất là việc nâng kích thước màn hình thêm 0,2 inch so với phiên bản tiền nhiệm. Với kích thước màn hình 6,9 inch, Apple mang đến những cải tiến đáng kể trong trải nghiệm người dùng.

iPhone 16 Pro Max tăng màn hình thêm 0,2 inch Có gì hơn phiên bản cũ
Tối ưu hóa trong kiểm soát đường thở khó

Chiều 6/9, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế tổ chức buổi sinh hoạt khoa học cập nhật kiến thức về kiểm soát đường thở khó. Qua đó, đánh giá những ưu điểm vượt trội khi sử dụng giải pháp CMAC dựa trên các trang thiết bị hiện có tại đơn vị cũng như các trang thiết bị hiện đại khác.

Tối ưu hóa trong kiểm soát đường thở khó
Return to top