ClockThứ Sáu, 18/08/2023 14:05

Tạo đột phá, chỉ ra những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập sau giám sát

Việc đánh giá vai trò, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nội dung trọng tâm của chuyên đề giám sát.

Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên chất vấn: Tập trung đi thẳng vào vấn đề, đúng trọng tâm, trọng điểmNgày 14/8, khai mạc Phiên họp thứ 25 Ủy ban Thường vụ Quốc hộiTập trung mọi nguồn lực, sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ươngSáng 12/7, khai mạc Phiên họp thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiỦy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về giảm thuế giá trị gia tăng

leftcenterrightdel
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) 

Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 25, sáng 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023.”

Dự thảo Kế hoạch giám sát của Đoàn giám sát về nội dung trên sẽ đánh giá việc thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 25/10/2017; đồng thời đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp để phát huy các kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Hoạt động giám sát tập trung đánh giá kết quả đạt được; hạn chế, khó khăn, vướng mắc; xác định nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Bên cạnh đó, đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, tập trung vào việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý biên chế; hoàn thiện cơ chế tài chính, thực hiện cơ chế tự chủ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp công lập...

Đối tượng giám sát được chia làm 2 nhóm. Nhóm 1 - Nhóm các cơ quan chịu sự giám sát là nhóm trọng tâm, bao gồm: Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố  trực thuộc trung ương.

Nhóm 2 - Nhóm các cơ quan tổ chức có liên quan, bao gồm: các cơ quan Đảng ở Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội.

leftcenterrightdel
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) 

Đoàn giám sát đã xây dựng 4 nhóm dự thảo Đề cương báo cáo để định hướng cho việc tổ chức giám sát, xây dựng báo cáo của Đoàn giám sát và làm cơ sở cho các đối tượng giám sát, các cơ quan, tổ chức có liên quan. Theo đó, đề cương báo cáo tập trung vào kết quả thể chế hóa chủ trương của Đảng, hoàn thiện pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023; kết quả sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; việc thực hiện trách nhiệm quản lý các đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền, việc phân cấp, phân quyền quản lý; việc quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; việc đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thực hiện xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công; việc nâng cao năng lực quản trị, hoàn thiện cơ chế tài chính và thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập...

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá đây là chuyên đề rất quan trọng nhưng nhiều năm chưa tổ chức giám sát.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, việc đánh giá vai trò, hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những nội dung trọng tâm của chuyên đề giám sát. Đây cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm, được coi là nút thắt cần tháo gỡ cả về quan điểm và chính sách pháp luật.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng trên thực tế, nhiều cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng cơ chế tự chủ nhưng mới chỉ tự chủ về tài chính mà chưa tự chủ về các mặt khác như biên chế, phương án hoạt động... nên gây ra khó khăn và tồn tại nhiều bất cập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng cho rằng việc thực hiện Kế hoạch giám sát theo phương án các đoàn đại biểu Quốc hội phối hợp với Hội đồng nhân dân tổ chức giám sát và báo cáo, kiến nghị về mặt đường lối, chủ trương là hoàn toàn hợp lý...

leftcenterrightdel
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết dự thảo có ý nghĩa chuyên môn và chính trị sâu sắc, có sự chuẩn bị theo đúng yêu cầu đề ra, đảm bảo tiến độ, tài liệu có tính trọng tâm, trọng điểm, được đa số ý kiến ủng hộ và đánh giá cao.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, đây là lần đầu tiên Quốc hội tổ chức chuyên đề giám sát với quy mô, phạm vi rộng, việc triển khai, đánh giá sẽ liên quan đến nhiều luật, lĩnh vực, hầu hết các cơ quan đều có đơn vị sự nghiệp công lập.

Vì vậy, qua giám sát đòi hỏi phải có kiến nghị, tạo đột phá mới; đi sâu vào trọng tâm, trọng điểm đối với những vấn đề lớn, gây bức xúc trong thực tiễn được dư luận quan tâm. Trong đó, lưu ý việc sắp xếp gắn với nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị, vấn đề tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập không chỉ ở lĩnh vực tài chính mà ở nhiều nội dung.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh qua giám sát phải chỉ ra được mâu thuẫn chồng chéo, những cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, hay nguy cơ xảy ra tham nhũng tiêu cực, từ đó có phương án tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo đột phá.../.

Theo TTXVN/Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm

Sau hơn 5 năm triển khai Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (gọi tắt là Nghị quyết 28), vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp cũng như nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh về chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) ngày càng nâng cao, góp phần gia tăng số người tự nguyện tham gia các loại hình bảo hiểm.

Tạo đột phá trong cải cách chính sách bảo hiểm
Chuyển đổi số tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết vùng

Thừa Thiên Huế trong nhiều năm qua luôn là một trong những địa phương dẫn đầu về chỉ số Chuyển đổi số (DTI) – năm 2022 giữ vị trí số 4, trong đó Chính quyền số đứng vị trí thứ 2. Hiện nay, tỉnh đang tích cực triển khai các giải pháp đẩy nhanh việc xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Chuyển đổi số tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy liên kết vùng
Tháo gỡ khó khăn, triển khai các nghị quyết của Quốc hội khoá XV

Ngày 6/9 đã diễn ra Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 62 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố trong cả nước. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị.

Tháo gỡ khó khăn, triển khai các nghị quyết của Quốc hội khoá XV

TIN MỚI

Return to top