ClockThứ Hai, 08/08/2022 10:51

Tập trung nguồn lực, đảm bảo chất lượng và tiến độ

Nhằm tạo sự thống nhất và chủ động của các cơ quan trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kế hoạch số 248/KH-UBTVQH15 triển khai thực hiện Chương trình giám sát năm 2023.

Thông qua đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm đấu giá biển số ô tôPhiên họp chuyên đề pháp luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ khai mạc ngày 15/8Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Ban Công tác đại biểu

Hình ảnh Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Nghị quyết số 334/2017/UBTVQH14 ngày 11/01/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 47/2022/QH15 ngày 06/6/2022 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023, Nghị quyết số 23/2022/UBTVQH15 ngày 04/8/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Chương trình giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023 và tình hình thực tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023.

Theo đó, mục đích của Kế hoạch nhằm tạo sự thống nhất và chủ động của các cơ quan trong việc triển khai thực hiện các Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2023, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội đồng thời làm cơ sở để theo dõi, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện các yêu cầu trong hoạt động giám sát.

Về yêu cầu, bám sát chủ trương của Đảng, Chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội, Kết luận của Đảng đoàn Quốc hội về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và yêu cầu, nhiệm vụ của Quốc hội trong tình hình mới.

Tập trung nguồn lực, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, phối hợp chặt chẽ, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo yêu cầu của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Quá trình triển khai cần bảo đảm tổ chức các đoàn công tác gọn, đủ năng lực làm việc; cương quyết giảm thiểu các thủ tục hành chính, cá thể hóa trách nhiệm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí.

Tại Kế hoạch số 248/KH-UBTVQH15, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công thực hiện các nội dung giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cụ thể như sau:

Hội đồng Dân tộc chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” trong tổ chức triển khai các hoạt động;

Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Xã hội và các cơ quan khác của Quốc hội trong việc tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 9/2023 trước khi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Hội đồng Dân tộc cũng chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện việc phân định miền núi, vùng cao để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2023...

Ủy ban Kinh tế chủ trì, phối hợp tham mưu giúp Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về nội dung giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; phối hợp tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 9/2023 trước khi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Ủy ban Kinh tế chủ trì thẩm tra báo cáo của Chính phủ về: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội những tháng đầu năm 2023 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 5/2023 và hoàn thiện báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5...

Ủy ban Tài chính, Ngân sách chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” trong tổ chức triển khai các hoạt động; chủ trì, phối hợp với Ủy ban Xã hội và các cơ quan khác của Quốc hội trong việc tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 4/2023 trước khi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

Ủy ban Tài chính, Ngân sách chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về: tài chính nhà nước năm 2021, quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2023; đánh giá bổ sung kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 5/2023; hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5...

Ủy ban Pháp luật chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về: việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác triển khai thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2023 và hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Ủy ban Tư pháp chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về: công tác phòng, chống tham nhũng (căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban Tư pháp tiến hành thẩm tra nội dung về tiêu cực được lồng ghép trong Báo cáo hàng năm của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng), công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án; các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác năm 2023, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2023 và hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Ủy ban Xã hội chủ trì, phối hợp tham mưu giúp Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về nội dung giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; phối hợp tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 4/2023 trước khi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.

 Đồng thời, chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về nội dung giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025; phối hợp tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 9/2023 trước khi báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Ủy ban Xã hội cũng chủ trì thẩm tra các báo cáo của Chính phủ về: việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới; kết quả hoạt động và việc quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá 2 năm 2021 và năm 2022; kết quả 2 năm (2022, 2023) thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2022; tình hình thực hiện quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế năm 2022 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2023; kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 10/2023; hoàn thiện các báo cáo thẩm tra trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6.

Ủy ban Văn hóa, Giáo dục chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” trong tổ chức triển khai các hoạt động; xây dựng các dự thảo báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và Nghị quyết giám sát chuyên đề, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 8/2023.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì tham mưu giúp Đoàn giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021” để tổ chức triển khai các hoạt động; xây dựng các dự thảo báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát và Nghị quyết giám sát chuyên đề, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 9/2023.

Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, theo chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức thực hiện một số nội dung khác như: Về giám sát chuyên đề của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4; Về giám sát văn bản quy phạm pháp luật; Về kiến nghị giám sát; Về giám sát thực hiện các nghị quyết do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành; Về hoạt động giải trình;.....

Theo quochoi.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV:
Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, chiều 5/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Cần bổ sung quy định về hành lang an toàn mỏ
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4: Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

Nhiều năm qua, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết (NQ), kết luận quan trọng để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế, đặc biệt là NQ số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 (NQ 38) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4 Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3: Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân

Bên cạnh việc ban hành các nghị quyết (NQ) đáp ứng yêu cầu phát triển, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh thời gian qua tiếp tục được đổi mới. Không chỉ xây dựng các chương trình giám sát phù hợp mà thực tiễn giám sát đã “chạm” đến các vấn đề được cử tri quan tâm. Đặc biệt, các đại biểu HĐND tiến hành chất vấn “nóng” quá trình thực hiện các NQ do HĐND tỉnh ban hành.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 3 Tăng cường giám sát, lắng nghe người dân
Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025

Ngày 4/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia...

Quốc hội thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025

TIN MỚI

Return to top