ClockThứ Sáu, 24/04/2020 13:06

Thách thức phía trước

TTH - Từ 0h ngày hôm qua (23/4), cả nước cơ bản dừng các biện pháp cách ly xã hội. Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng chống dịch COVID-19 chiều 22/4, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh “vui mừng nhưng cảnh giác”, chấp nhận tình trạng sống trong trạng thái có dịch, chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với phát triển kinh tế - xã hội.

Cuộc sống ngưng trệ, sản xuất đình đốn, lưu thông bị gián đoạn, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy… là những tác động của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Theo các chuyên gia kinh tế, những tác động của đại dịch thậm chí còn tồi tệ hơn cuộc đại suy thoái năm 1929 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nhắc điều này để thấy, trong bối cảnh chấp nhận tình trạng sống trong trạng thái có dịch sẽ có nhiều thách thức trong việc khôi phục lại nhịp sống hàng ngày cũng như phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Việc dừng các biện pháp cách ly xã hội chỉ là bước khởi đầu, còn hoạt động thế nào, phát triển ra sao lại là thách thức không nhỏ đối với từng quốc gia, từng doanh nghiệp và ngay cả người lao động.

Với Thừa Thiên Huế, được xếp vào nhóm nguy cơ thấp nên về cơ bản các lĩnh vực, dịch vụ không thiết yếu cũng được phép hoạt động trở lại. Tỉnh cũng đã ban hành danh mục các dịch vụ được phép hoạt động có kiểm soát, những dịch vụ chưa được phép hoạt động để người dân chủ động trong việc khôi phục hoạt động và có các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.

Tuy nhiên, để khôi phục sản xuất, đời sống xã hội trong bối cảnh “sống chung” với đại dịch toàn cầu, ngoài các giải pháp mang tầm vĩ mô của Chính phủ, sự đồng hành của chính quyền, các doanh nghiệp cần sự chuyển dịch cơ cấu, thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh phù hợp với diễn biến dịch bệnh chung của toàn cầu.

Thực tế, các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh đa phần sản xuất phục vụ xuất khẩu, như dệt may, chế biến gỗ. Việc ngừng việc, giãn việc của các doanh nghiệp thời gian qua không phải do giãn cách xã hội mà chủ yếu do thiếu nguyên liệu và ngừng các đơn hàng từ phía đối tác nước ngoài. Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp toàn cầu, chưa biết khi nào mới khôi phục được các đơn hàng do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Trong khi đó, thị trường nội địa khoảng 100 triệu dân với sức tiêu thụ ngày càng lớn cũng là thị phần hấp dẫn không thể bỏ qua.

Thực tế thời gian qua, với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, không ít doanh nghiệp thành công với thị trường nội địa. Ngay cả thời điểm diễn biến dịch phức tạp, nhiều doanh nghiệp kịp thời chuyển hướng sang ngành công nghiệp sản xuất thiết bị y tế vừa phục vụ nhu cầu trong nước, vừa xuất khẩu, giúp doanh nghiệp vượt qua thời điểm khó khăn nhất.

Điều cũng đáng nghi nhận trong mùa dịch là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào mọi mặt đời sống xã hội, đem lại hiệu quả tích cực như giao dịch điện tử, làm việc online. Đây chính là tác phong làm việc mới cần có không chỉ trước mắt mà cả tương lai.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á

Trên toàn cầu, lĩnh vực y tế chịu trách nhiệm cho khoảng 5% tổng lượng khí thải carbon – cao hơn cả ngành hàng không và vận chuyển. Nếu không được giải quyết, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2050, lượng khí thải carbon từ lĩnh vực này có thể tăng gấp 3 lần, trong đó một phần lớn bắt nguồn từ châu Á.

Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á
AI đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các thách thức bền vững của châu Á

Trong những năm qua, châu Á đã phải đối mặt với nhiều thảm họa khí hậu, với hiện tượng thời tiết El Niño gây ra những đợt nắng nóng gay gắt và hạn hán xen kẽ với những đợt bão mạnh hơn và khó lường hơn. Khu vực này cũng đang phải tiếp tục gánh chịu gánh nặng của biến đổi khí hậu đang càng trở nên trầm trọng hơn do nhiệt độ toàn cầu tăng cao.

AI đóng vai trò lớn trong việc giải quyết các thách thức bền vững của châu Á
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG:
Thị trường lao động phục hồi giữa thách thức về nhân khẩu học

Theo Báo cáo Triển vọng Xã hội và Việc làm châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 vừa được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố, thị trường lao động khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã phục hồi tốt kể từ sau đại dịch COVID-19, mặc dù vẫn phải đối mặt với những thách thức sâu sắc do tình trạng dân số già đi nhanh chóng.

Thị trường lao động phục hồi giữa thách thức về nhân khẩu học
Return to top