Thế giới

Quản lý thách thức chuỗi cung ứng năm 2025: AI là “chìa khóa”

ClockThứ Năm, 26/12/2024 14:39
TTH - Với những căng thẳng địa chính trị đang diễn ra, tình trạng thiếu hụt lao động và tác động của biến đổi khí hậu…, chuỗi cung ứng toàn cầu đã chịu nhiều áp lực trong 12 tháng qua.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025Châu Á - Thái Bình Dương: Công nghệ AI và lượng tử sẽ định hình an ninh mạng năm 2025

 Ứng dụng AI có thể giúp các doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng. Ảnh minh họa: Getty Image

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng một số vấn đề trong đó vẫn có thể dễ quản lý và giải quyết hơn những vấn đề khác; và tại Đông Nam Á, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đảm nhận vai trò là “chìa khóa”.

Theo các báo cáo gần đây, Đông Nam Á đang nhanh chóng trở thành trung tâm toàn cầu về đổi mới và áp dụng AI. Khu vực này đã thu hút hơn 30 tỷ USD vào đầu tư cơ sở hạ tầng AI chỉ trong nửa đầu năm 2024, định vị mình là một nhân tố chủ chốt trong bức tranh AI toàn cầu và đã sẵn sàng để khai thác tiềm năng chuyển đổi của AI trên nhiều ngành công nghiệp.

Dự báo trong năm 2025, các cuộc xung đột đang diễn ra và những khó khăn kinh tế, cùng vai trò ngày càng lớn của AI… sẽ tiếp tục là những vấn đề nổi bật, có khả năng tác động đến chuỗi cung ứng.

Tác động ngày càng tăng của các sự kiện lớn

Chuyến lưu diễn của nữ ca sĩ Taylor Swift là một sự kiện lớn với nhiều hiệu ứng đáng kể. Các buổi biểu diễn tại Singapore đã có tác động mạnh đến nên kinh tế nước này, với ước tính khoảng 70% khán giả đã bay từ nước ngoài đến tham dự, với tổng chi tiêu lên tới 370 triệu SGD. Tuy nhiên, quy mô và thành công của chuyến lưu diễn đã gây áp lực đáng kể lên chuỗi cung ứng, khi nhiều lĩnh vực đã “sụp đổ” trước nhu cầu của người tiêu dùng.

Do vậy, khi các sự kiện lớn này dự kiến sẽ diễn ra thường xuyên hơn, các ngành thực phẩm và đồ uống, cũng như bán lẻ, cần dự đoán sự gia tăng nhu cầu đột biến và chuẩn bị đầy đủ cho nhu cầu đó.

Trong những trường hợp như vậy, cần phải lập kế hoạch tình huống dựa trên AI để ước tính nhu cầu và cách đáp ứng nhu cầu đó. Các công ty cũng cần hợp tác chặt chẽ với các nhà cung cấp, tận dụng việc giám sát chuỗi cung ứng theo thời gian thực để có phản ứng nhanh chóng với tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra.

Tình trạng thiếu thuốc

Năm 2025, các vấn đề địa chính trị, thiên tai và thay đổi về quy định, cũng như lạm phát và chi phí tăng cao, sẽ tiếp tục gây sức ép lên các nhà sản xuất dược phẩm, từ đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt thuốc nhiều hơn khi các công ty điều chỉnh năng lực sản xuất. Những điều này sẽ khiến chuỗi cung ứng dược phẩm dễ bị gián đoạn.

Trước tình hình đó, AI sẽ ngày càng được tích hợp nhiều hơn vào chuỗi cung ứng, nhằm hạn chế một số tình trạng thiếu hụt này. Công nghệ AI có thể giúp các công ty dược phẩm xác định rủi ro sớm hơn, hợp lý hóa quy trình sản xuất và đưa ra những quyết định sáng suốt để giảm thiểu các thách thức nhanh hơn so với các phương pháp truyền thống.

Sự thay đổi trong các thế lực chính trị toàn cầu

Sự thay đổi quyền lực có thể ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua việc thay đổi các chính sách thương mại và ưu tiên kinh tế. Các cuộc bầu cử năm 2024 đã tạo ra sự thay đổi lớn về quyền lực chính trị ở nhiều quốc gia, và tác động của sự thay đổi này có thể sẽ được cảm nhận đầy đủ trong năm 2025.

Do vậy, các doanh nghiệp cần đi trước các chính sách thương mại đang thay đổi và có thể giảm thiểu một số thay đổi này bằng cách ứng dụng AI để hiển thị toàn diện chuỗi cung ứng, kết hợp với khả năng dự báo tình huống của AI.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Return to top