ClockThứ Sáu, 30/08/2019 05:15

Thiếu niêm yết giá tại các cửa hàng kinh doanh du lịch

TTH - Theo quy định, tất cả những cửa hàng phục vụ khách du lịch bắt buộc phải niêm yết, công khai giá và phải có nguồn gốc rõ ràng, nhưng qua khảo sát tại các điểm du lịch hiện nay, hầu hết đều không thực hiện quy định này.

Chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch thông qua hợp tác công - tưLiên kết du lịch: Bài toán về tương đồng thế mạnhDoanh thu du lịch 2 tháng đầu năm đạt gần 715 tỉ đồng

Du khách mua hàng ở khu vực chùa Thiên Mụ

Không niêm yết giá

Văn phòng Sở Du lịch thông tin, tại điều 13, Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch ban hành ngày 21/5/2019 và có hiệu lực chính thức từ ngày 1/8/2019 có quy định, nếu các hộ kinh doanh không niêm yết công khai giá bán hàng hóa, dịch vụ sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng; bán hàng không thông tin rõ ràng về nguồn gốc, chất lượng hàng hóa hay bán không đúng giá niêm yết sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng.

Ngày 24/8, chúng tôi “đánh” một vòng quanh các cửa hàng bán hàng lưu niệm tại các khu vực có lượng khách du lịch đông nhất hiện nay, như Bến xe Nguyễn Hoàng, khu vực Cửa Ngăn, chùa Thiên Mụ và các lăng tẩm… Qua quan sát, hầu hết các cửa hàng, quầy lưu niệm đều không có niêm yết giá theo quy định. Khi du khách vào tham quan, mua hàng, chọn được món hàng rồi mới được chủ thông báo giá.

Được hỏi vì sao không niêm yết giá, một chủ cửa hàng tại khu vực chùa Thiên Mụ lý giải, nếu dán giá hết, không biết khi nào mới xong, với lại ở phía dưới kệ mỗi nhóm sản phẩm đều có giá rồi, nên không cần niêm yết từng sản phẩm nữa. Tại bến xe Nguyễn Hoàng, một tiểu thương khác thừa nhận chỉ niêm yết một số sản phẩm. Khi du khách hỏi giá sẽ được cung cấp, mua hay không là quyền khách hàng, thuận mua vừa bán.

Đó là ý kiến từ phía người bán, còn đối với những người trong cuộc hoàn toàn không đồng tình như thế. Một doanh nghiệp lữ hành nhận định, nếu công khai giá sẽ giúp du khách dễ lựa chọn sản phẩm. Khi du khách đã chọn mua mặt hàng nào đó thể hiện họ đã thích với món hàng đó rồi. Nắm bắt tâm lý này nên người bán thường đẩy giá cao hơn so với thực tế. Mặt khác, tại kệ có dán một giá chung cho các sản phẩm, chủ cửa hàng lại để giá sản phẩm thấp nhất, như lừa du khách.

Du khách Hồ Ngọc Yến Phi, đến từ Hà Nội cho biết, đi du lịch nên ít nhiều cũng mua sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Huế về làm quà cho bạn bè. Du khách Yến Phi tin rằng, du khách nào cũng có cảm giác như mình và cho rằng các cửa hàng nên công khai giá để họ dễ tính toán, lựa chọn sản phẩm phù hợp với túi tiền.

Không chỉ thiếu niêm yết giá, nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng được bày bán tại các điểm du lịch hiện nay cũng thiếu rõ ràng. Qua xác minh, các cửa hàng chủ yếu lấy hàng ở các chợ hay nhập từ cửa khẩu Lao Bảo về.

Ông Lê Ngọc Sanh, Chánh Văn phòng Sở Du lịch cho biết, vấn đề bán hàng không niêm yết tồn tại một thời gian dài. Thực tế các cửa hàng bán hàng cho khách du lịch, nhưng lại không đăng ký hoạt động kinh doanh về du lịch. Đúng là vấn đề này có những bất cập trong phối hợp, muốn xử lý phải lập đội liên ngành.

Du khách nghiên cứu và mua sách tại quầy bán hàng lưu niệm tại lăng Khải Định

Tuyên truyền kết hợp với xử phạt

Trước đó, lãnh đạo tỉnh từng tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; trong đó, có các cửa hàng bán hàng lưu niệm tại các điểm du lịch. Khi phát hiện các cửa hàng thiếu niêm yết giá, lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu các cơ quan liên quan phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, giải thích những quy định của pháp luật trong kinh doanh cho người dân hiểu, nắm rõ. Kiểm tra thường xuyên việc chấp hành các quy định về môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách, ngăn chặn tình trạng đeo bám, chèo kéo khách, xử lý nghiêm đối với các trường hợp cố tình sai phạm, đối phó với lực lượng chức năng.

Ông Phan Văn Tâm, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 2, Cục Quản lý thị trường cho biết, thời gian qua, đội có nhiều đợt kiểm tra, nhắc nhở, tuy nhiên nhiều cửa hàng vẫn cố tình vi phạm. Thời gian đến, đội sẽ tăng cường kiểm tra nhắc nhở. Sau một thời gian sẽ tiến hành xử phạt theo đúng quy định.

Thanh tra Sở Du lịch cho biết, ngành du lịch Huế vừa phối hợp với Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị tuyên truyền Luật Du lịch 2017 và Nghị định 45/2019/NĐ-CP. Sau đợt tuyên truyền này, thanh tra ngành sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các đợt thanh kiểm tra liên ngành. Riêng với các trường hợp từng kiểm tra trước đó và có nhắc nhở về việc chưa niêm yết, công khai giá sẽ có chế tài xử lý nghiêm túc.

Niêm yết, công khai giá không chỉ tuân thủ quy định mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp của ngành du lịch. Việc niêm yết giá vì thế cần sớm được sớm thực hiện, không thể chậm trễ hơn nữa.

Nghị định 45/2019/NĐ-CP cũng quy định xử phạt vi phạm, như phạt từ 1 - 3 triệu đồng cá nhân có hành vi nài ép khách du lịch mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ; phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng nếu thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch, không thông báo kịp thời cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện tai nạn hoặc rủi ro, sự cố xảy ra với khách du lịch... riêng với các tổ chức vi phạm, mức phạt sẽ tăng gấp đôi.

Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

Sự tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã kéo theo sự phát triển của xu hướng du lịch thông minh. Các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành du lịch không chỉ ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra các sản phẩm mới, giúp nâng cao trải nghiệm của du khách mà còn cần những sự thay đổi phù hợp với tình hình mới.

Phát triển các tiện ích, hệ sinh thái du lịch thông minh

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top