ClockThứ Bảy, 26/06/2021 14:54

Thủ tướng động viên, kiểm tra công tác chống dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh tại tâm dịch TPHCM

Sáng ngày 24/6, tại TPHCM-trung tâm kinh tế lớn nhất, cũng là vùng dịch đang có những diễn biến phức tạp nhất cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác đã tới thăm, làm việc, động viên một số địa điểm cách ly, cơ sở nghiên cứu, sản xuất vaccine và các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh.

Người dân Lào ủng hộ nỗ lực chống dịch COVID-19 của Chính phủ Việt NamCông ty CP Tập đoàn COTANA hỗ trợ trang thiết bị y tế phòng chống dịch COVID-19 trị giá 1 tỷ đồngSáng 25/6: 57/91 ca COVID-19 ở TP. Hồ Chí Minh, gần 3 triệu người đã được tiêm vắc xinCOVID-19: Biến thể Delta có thể chiếm đến 90% số ca nhiễm mới ở EUVừa bảo vệ biên giới, vừa phòng chống dịch hiệu quả

Thủ tướng và đoàn công tác đã tới thị sát khu cách ly tại ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM (thành phố Thủ Đức); làm việc với Công ty Nanogen tại khu công nghệ cao TPHCM-đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine Nanocovax  phòng COVID-19; thăm công ty Nissei Electric Việt Nam-doanh nghiệp Nhật Bản chuyên sản xuất dây cáp điện…  tại khu chế xuất Tân Thuận.

Cùng đi với Thủ tướng có Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong.

Thủ tướng nhắc lại bài học kinh nghiệm tại Bắc Giang khi để xảy ra nhiều ca lây nhiễm chéo trong khu cách ly, tuy kiểm soát được, không để lan ra cộng đồng nhưng vẫn gây áp lực cho hệ thống điều trị. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hai chìa khóa để cách ly hiệu quả

Kiểm tra khu cách ly tập trung tại ký túc xá Đại học Quốc gia TPHCM (thành phố Thủ Đức), Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý, test nhanh và áp dụng công nghệ là chìa khóa để bảo đảm công tác cách ly có hiệu quả.

Hiện TPHCM đã chuẩn bị sẵn sàng 30.000 chỗ cách ly, chưa kể các khu cách ly của từng quận, huyện. Trong đó, riêng tại Đại học Quốc gia TPHCM có 19.200 chỗ cách ly, đến nay đã tiếp nhận khoảng 7.000 người, khoảng 1.800 người đã hoàn thành cách ly, hiện còn khoảng 5.000 người đang tiếp tục cách ly.

Kiểm tra cơ sở vật chất và công tác tổ chức cách ly tại đây, Thủ tướng nhắc lại bài học kinh nghiệm tại Bắc Giang khi để xảy ra nhiều ca lây nhiễm chéo trong khu cách ly, tuy kiểm soát được, không để lan ra cộng đồng nhưng vẫn gây áp lực cho hệ thống điều trị. Yêu cầu dứt khoát phải tránh tình trạng này, Thủ tướng lưu ý hàng loạt biện pháp như tăng cường lực lượng bảo vệ, huy động cả công an và quân đội nếu cần thiết. Cùng với đó, bảo đảm các điều kiện cần thiết phục vụ cuộc sống vật chất và tinh thần trong điều kiện có thể như cung cấp wifi để người được cách ly có tâm lý thoải mái, không bức xúc, dẫn tới việc bỏ trốn khỏi nơi cách ly... Giảm số người trong mỗi phòng cách ly xuống mức thấp nhất, đặc biệt các phòng phải có khu vệ sinh riêng để tránh lây nhiễm.

“Phải quản lý chặt chẽ ngay trong khu cách ly, không được để xảy ra sơ hở”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu cần đẩy mạnh biện pháp test nhanh, đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Bộ Giao thông vận tải thực hiện ngay việc chuyển các bộ kit thử nhanh cho TPHCM, trong đó có sản phẩm của Công ty Medicon tại Hà Nội mà Thủ tướng vừa tới thăm và làm việc ngày 24/6. Sản phẩm test nhanh của Công ty này có giá chỉ bằng 1/3 so với sản phẩm nhập khẩu nhưng chất lượng tương đương và quan trọng nhất là chúng ta có thể chủ động được nguồn cung, với công suất khoảng 120.000 sản phẩm mỗi ngày và có thể tăng thêm.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng hỗ trợ TPHCM đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tại các khu cách ly.

Vừa chống dịch, vừa sản xuất, vừa bảo đảm đời sống công nhân

Thủ tướng tới thăm Công ty Nissei Electric Việt Nam-một doanh nghiệp Nhật Bản tại khu chế xuất Tân Thuận. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tại Công ty Nissei, Thủ tướng đánh giá cao các nỗ lực của Công ty để phục hồi doanh thu về mức trước đại dịch sau khi giảm khoảng 10% trong năm 2020, hiện đạt khoảng 80 triệu USD mỗi năm. Công ty đã áp dụng nhiều giải pháp phòng chống dịch như chia ca sản xuất, giảm lượng người tập trung.

Thủ tướng đề nghị, trong điều kiện đặc biệt, cần có giải pháp đặc biệt, mong muốn công ty nói riêng và các doanh nghiệp FDI nói chung chia sẻ khó khăn trong bối cảnh đại dịch, cùng với Chính phủ và chính quyền địa phương chung tay chống dịch để bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân, đồng thời bảo đảm đời sống công nhân để khi tình hình trở lại bình thường, chuỗi sản xuất kinh doanh không bị đứt gãy.

Thủ tướng cho biết, phía Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam 2 triệu liều vaccine, trong đó có 800.000 liều đã được dành cho TPHCM. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cao nhất để có nhiều nhất, nhanh nhất vaccine phòng chống dịch COVID-19 và sẽ tiếp tục ưu tiên vaccine cho các lực lượng tuyến đầu, trong đó có có công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Chính phủ Việt Nam xác định “chống dịch như chống giặc”, người Việt Nam có truyền thống “vừa tăng gia sản xuất, vừa đánh giặc”. Thủ tướng đề nghị trong trường hợp dịch bệnh phức tạp hơn, Công ty có thể nghiên cứu phương thức vừa cách ly công nhân, người lao động tại chỗ, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh. Lãnh đạo doanh nghiệp ủng hộ quan điểm này của Thủ tướng.

“Vừa chung tay chống dịch, vừa sản xuất kinh doanh, vừa bảo đảm đời sống công nhân. Chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch”, đó là mong muốn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với các doanh nghiệp. Nếu có vướng mắc, doanh nghiệp thẳng thắn gửi các kiến nghị tới các cấp chính quyền trên tinh thần xây dựng để được xem xét giải quyết.

Theo Cổng TTĐT Chính phủ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Việt Nam - UAE ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

Theo Đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), chiều 28/10 (giờ địa phương), tại thành phố Dubai, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Phó Tổng thống kiêm Thủ tướng UAE Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum.

Việt Nam - UAE ký Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp ngắn 3 nhà lãnh đạo Kazakhstan, Turkmenistan và Ethiopia

Tối 23/10, theo giờ địa phương, trong khuôn khổ các hoạt động tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp ngắn Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdimuhamedow và Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp ngắn 3 nhà lãnh đạo Kazakhstan, Turkmenistan và Ethiopia
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan bắt đầu tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

10 giờ 30 phút sáng 23/10 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Kazan (Liên bang Nga), bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng theo lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, trong hai ngày 23 và 24/10.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Kazan bắt đầu tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

TIN MỚI

Return to top