ClockThứ Bảy, 05/11/2022 14:29

Tìm giải pháp bố trí công tác giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ dôi dư

Tiếp tục phiên chất vấn nhóm lĩnh vực thứ 3 - Nội vụ đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sáng 5/11, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã giải trình một số nội dung chất vấn về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Tăng cường theo hướng chuyên nghiệp trong hoạt động thanh traĐóng góp ý kiến vào 8 dự án luậtKiên quyết xử lý cán bộ, công chức có hành vi tiêu cực trong thực thi công vụ

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan. Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Theo đó, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, đây là một vấn đề lớn, chủ trương quan trọng; là việc thực hiện Nghị quyết 18 Trung ương khóa XII, Nghị quyết số 37 của Bộ Chính trị năm 2018 và Nghị quyết số 653 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Sau khi có các Nghị quyết trên, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã theo lộ trình và yêu cầu đặt ra. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã thành lập đoàn giám sát chuyên đề về lĩnh vực này và đã ban hành Nghị quyết số 595 ngày 12/9/2022.

Theo Phó Thủ tướng, báo cáo của Đoàn giám sát đã có đánh giá cụ thể về việc thực hiện nhiệm vụ đối với chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2019-2021. Quá trình giám sát việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, xã, những nơi đã tiến hành đánh giá, Đoàn giám sát cho biết, nhiệm vụ này đã đạt được kết quả bước đầu quan trọng, giảm được 8 huyện, 561 xã, góp phần tinh gọn tổ chức, tinh giản biên chế và giảm chi ngân sách nhà nước.

Đồng thời, trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉ rõ các khó khăn, vướng mắc như: Chế độ chính sách đối với cán bộ dôi dư còn lúng túng; trụ sở chưa được bố trí sử dụng hiệu quả; chính sách đặc thù đối với các đơn vị hành chính mới thành lập còn bất cập. Đây cũng là những hạn chế trong quá trình thực hiện 3 qua, từ 2019-2021.

Phó Thủ tướng cho rằng, có nhiều nguyên nhân, trong đó cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, cũng có những nguyên nhân chưa được phân định rõ các tiêu chí. Tới đây, Chính phủ sẽ trình xin ý kiến cấp thẩm quyền về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030; đồng thời hoàn thiện các quy định về chế độ, chính sách đối với các đơn vị hành chính, cán bộ, công chức, viên chức ở nơi sắp xếp, nhất là đối với vấn đề cán bộ dôi dư. Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Trường hợp cần có chính sách đặc thù thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ sẽ khẩn trương nghiên cứu để trình Quốc hội xem xét. Đây cũng nội dung yêu cầu trong Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Chính phủ trong giai đoạn tới.

Qua trao đổi ở hội trường cũng như tại các phiên chất vấn, Phó Thủ tướng cũng giải trình thêm một số nội dung. Theo đó, về sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, ngành, Chính phủ xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm và đã triển khai với quyết tâm cao, tinh thần quyết liệt và bám sát chủ trương, quy định của Đảng và của Quốc hội.

"Báo cáo các vị đại biểu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và chỉ đạo các bộ trong giai đoạn vừa qua là tập trung rà soát chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc rà soát lại các nhiệm vụ, chức năng của các bộ, ngành Trung ương, tránh vấn đề chồng chéo.

Một vấn đề do một bộ làm và có sự phối hợp với các bộ khác để kiện toàn tổ chức bộ máy đảm bảo hết sức tinh gọn theo đúng chủ trương của Đảng; kiên quyết sắp xếp lại các tổ chức không đáp ứng được đủ điều kiện, tiêu chí; giảm đầu mối, giảm cấp trung gian cũng như giảm các đơn vị sự nghiệp công trong các bộ, ngành ở Trung ương. Chính phủ đã quán triệt tất cả các Bộ tăng cường trao đổi, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thẩm định, cơ quan có liên quan nhằm tạo được sự đồng thuận để đưa ra những nghị định về cơ cấu tổ chức bộ máy của các bộ.

"Đến thời điểm này, Chính phủ đã ban hành 15 nghị định liên quan đến các bộ, còn lại 11 bộ, ngành sẽ được được tiếp tục ra nghị định về cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ trong thời gian tới đây và dự kiến thì một con số có thể nói là sẽ giảm 17 tổng cục, 8 cục và 145 vụ. Đó là con số sau khi rà soát lại cơ cấu tổ chức bộ máy của các bộ. Nghị định của Chính phủ về các cơ cấu tổ chức bộ máy của các bộ sẽ có mục tiêu như vậy", Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.

Về giải pháp, Phó Thủ tướng Thường trực cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, cơ quan khẩn trương rà soát, tổ chức công việc sau khi kiện toàn; quan trọng là bảo đảm được kiện toàn, tinh gọn nhưng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước một cách thông suốt, hiệu quả. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội để đề xuất sửa đổi những vấn đề nào thuộc thẩm quyền trong quản lý nhà nước cũng như quản lý về thanh tra, kiểm tra, có sự thống nhất, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức bộ máy mới sau khi được rà soát.

Về vấn đề tinh giản biên chế, Phó Thủ tướng cho biết, đây cũng là chủ trương lớn của Đảng nhằm góp phần đổi mới chế độ công vụ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời, tiết kiệm chi ngân sách để tạo nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương. Phó Thủ tướng cho rằng, các đại biểu Quốc hội nêu nhiều vấn đề rất đúng về tình hình, về đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, trong đó có cả vấn đề đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thôi việc thời gian qua.

Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thực hiện tinh giản biên chế theo đúng lộ trình, mục tiêu đặt ra tại các Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội. Đến năm 2021 đã giảm được 27.530 biên chế công chức, đạt 10,01%; giảm 236.366 biên chế viên chức, đạt 11,67%.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nêu rõ: “Việc tinh giản biên chế còn mang tính chất cơ học, cào bằng, chưa thực sự gắn với cơ cấu và việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức. Chính phủ tiếp tục tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, sắp xếp các đơn vị hành chính, hoàn thiện vị trí việc làm, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cải cách hành chính; đổi mới công tác đánh giá bảo đảm thực chất; quan tâm đến việc bố trí công tác giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ dôi dư”.

Về giáo dục và y tế, Phó Thủ tướng cho biết, Chính phủ cũng rất quan tâm đến việc bố trí đội ngũ giáo viên, cán bộ y tế đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và bảo đảm nguyên tắc: “Có học sinh phải có giáo viên đứng lớp, có bệnh nhân phải có cán bộ y tế”. Đó là những lĩnh vực Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện theo yêu cầu của nhiệm vụ đặt ra.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo

Là địa phương nằm ở vùng ven thành phố, số hộ nghèo trên địa bàn phường Hương Vinh (TP. Huế) khá đông. Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV), bằng nhiều cách làm và đa dạng các giải pháp giảm nghèo, đến cuối tháng 11/2024, toàn phường chỉ còn 10 hộ nghèo, vượt 400% so với chỉ tiêu thành phố giao.

Đa dạng các giải pháp giảm nghèo
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật

Ngày 15/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành, hội, địa phương tổ chức "Hội thi Văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật (NKT) tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024" với chủ đề "Kết nối yêu thương". Hội thi với sự góp mặt của các đội văn nghệ đến từ Hội NKT của 6 địa phương đăng ký tham gia.

Hội thi văn nghệ tuyên truyền chính sách, pháp luật về người khuyết tật
Return to top