ClockThứ Hai, 19/04/2021 16:22

Từ thương hiệu sen Huế

TTH - Đối với nông dân Huế, một hướng đi mới đang mở ra khi tỉnh có kế hoạch mở rộng diện tích trồng sen tại một số địa phương.

Dự án sen Huế của Trường đại học Nông Lâm được Bộ Ngoại giao Bulgaria tài trợPhong Điền mở rộng diện tích trồng sen

Theo đó, đến năm 2025, cả tỉnh sẽ có khoảng 745ha sen, trong đó sen cao sản lấy hạt chiếm khoảng 85-90% diện tích và sen địa phương (sen Huế) chiếm từ 10-15% diện tích với sản lượng ước đạt  từ 1.200-1.400 tấn hạt mỗi năm.

Với Huế, sen là cây trồng truyền thống, thậm chí, đã thành một thương hiệu gắn với sen Tịnh Tâm nổi tiếng cách đây hàng trăm năm, từ thời Nguyễn.

Ngày nay, nhiều sản phẩm từ sen trở thành đặc sản địa phương, từ món chè long nhãn bọc hạt sen trứ danh trong thực đơn ẩm thực, đến cơm gói lá sen, nón lá sen và gần đây là thương hiệu bánh Cung Đình làm từ hạt sen được hình thành, thiết kế mẫu mã bao bì hiện đại, trở thành thức quà đặc trưng được du khách lựa chọn khi đến Huế. Hay tại chợ Đông Ba-trung tâm thương mại lớn của Huế-một số sản phẩm như hạt sen khô xâu chuỗi, tim sen, mứt ngó sen... cũng là những đặc sản được ưa chuộng, chủ yếu phục vụ du lịch.

Tại một vài hội thảo về phát triển du lịch, các chuyên gia cũng từng hiến kế, Huế có thể đầu tư xây dựng sản phẩm văn hóa-du lịch gắn với sen. “Nhật có hẳn lễ hội hoa anh đào. Người ta đến đó để ngắm hoa, chụp ảnh với hoa, thưởng thức thực đơn sang chảnh được chế biến từ hoa, mua những bộ trang phục thêu hoa... Huế cũng hoàn toàn có thể khai thác tiềm lực cây sen bắt đầu từ thương hiệu sen Tịnh Tâm, lan tỏa đến ẩm thực, thời trang, hàng lưu niệm... như hoa anh đào của người Nhật”. Các chuyên gia đặt vấn đề.

Những gợi mở cho thấy, triển vọng không nhỏ khi sen được định hướng là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp, từ tính ứng dụng rộng mở và biên độ lan tỏa của sen trong đời sống và dịch vụ.

Trên thực tế, vài năm gần đây, một số địa phương đã chuyển hướng trồng sen. Điển hình như huyện Phong Điền, hiện có hơn  346ha diện tích trồng sen, tập trung ở các xã Phong Hiền, Phong An, Phong Thu, Phong Hòa, Phong Chương... Theo kế hoạch, đến năm 2025, Phong Điền sẽ có 500 ha trồng sen, chiếm hơn 50% diện tích trồng sen của cả tỉnh.

Với lợi nhuận gấp 5-7 lần trồng lúa, đến năm 2025, nhiều vùng đất nông nghiệp trồng lúa kém hiệu quả, mặt nước hoang, đất lúa một vụ, ao, hồ, sông, hói… sẽ được chuyển mạnh sang trồng sen, quy hoạch thành vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất, tiêu thụ, tạo nên các vựa sen trọng điểm ở Phong Điền, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền.

Cùng với mở rộng diện tích, các giải pháp bảo vệ nguồn gen, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển hệ thống phân phối, xây dựng thương hiệu sen Huế... đang được các ngành chức năng đặt ra.

Sau những thất bại từ cây mía, cây ớt, cây dứa... từng được định hướng, đầu tư, đến nay, ngành nông nghiệp Huế gần như chưa tìm được cây trồng chủ lực có tính chi phối, dẫn dắt. Trên thực tế, một số cây trồng là thế mạnh của Huế như thanh trà, chuối già lùn, cam Nam Đông... hiện vẫn còn manh mún, quy mô diện tích nhỏ, lẻ, mỗi loại chỉ từ 100-200 ha.

Với dư địa lớn về đất đai, thổ nhưỡng, hy vọng cây sen sẽ trở thành cây trồng chủ lực, bền vững của Huế trong 5, 10 năm tới.

Không chỉ được biết đến như quả vải Lục Ngạn của Bắc Giang, quả xoài Cát Chu của Đồng Tháp, quả na (mãng cầu) của Lạng Sơn... sen Huế sẽ được nâng tầm về giá trị kinh tế khi trở thành sản phẩm đặc biệt, kết hợp với du lịch sinh thái-lễ hội-ẩm thực gắn với du lịch-được ví như thị trường xuất khẩu tại chỗ.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng

Ngày 28/10, ông Trần Xuân Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức gala thơ nhạc “Chút tình với Huế” thu về 600 triệu đồng nhằm sẻ chia các dự án cộng đồng tại quê hương.

Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top