ClockThứ Sáu, 13/08/2021 15:06

Ưu tiên nguồn lực cho phòng chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội

TTH.VN - Ngày 13/8, tại cuộc họp UBND tỉnh thường kỳ tháng 7/2021, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, nhiệm vụ lúc này là phải tập trung ưu tiên số một cho phòng chống dịch. Chống dịch thành công thì mới có thể thúc đẩy phát triển KT- XH thuận lợi hơn. Do đó, tỉnh sẽ ưu tiên mọi nguồn lực cho phòng chống dịch và phát triển KT- XH.

Thực hiện thành công “nhiệm vụ kép” về phòng, chống dịch và phát triển kinh tế- xã hộiPhó Thủ tướng lưu ý một số điểm trong thực hiện chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19Quyết liệt hơn nữa hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao độngĐảm bảo phòng, chống COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanhThành phố Huế phải là trung tâm động lực cho sự phát triểnKhông tụ tập quá 20 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh việnLên phương án “3 tại chỗ”Chính phủ quyết nhiều giải pháp đặc biệt, cơ chế, chính sách đặc thù để dồn lực chống dịch hiệu quả

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương trong một lần kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh tại Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô (ảnh chụp trước lúc bùng phát dịch)

7 tháng, thu ngân sách đạt 99,3% dự toán

Về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT- XH 7 tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn được kiểm soát tốt, góp phần tạo điều kiện thuận lợi phục hồi và thúc đẩy phát triển KT- XH.

Đáng chú ý, thu ngân sách ước đạt 6.025 tỷ đồng, bằng 99,3% dự toán, tăng 50% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 5.599 tỷ đồng (bằng100% dự toán, tăng 47,2%), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 310 tỷ đồng (bằng 68,3% dự toán, tăng 51,5%), thu viện trợ, huy động đóng góp 115 tỷ đồng (vượt gần 9 lần so với dự toán, tăng hơn 15 lần so với cùng kỳ). Chi ngân sách nhà nước ước đạt 4.946 tỷ đồng, bằng 46,3% dự toán.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 7 tháng ước đạt 14.628 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ. Nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung vào các dự án chuyển tiếp, trong đó vốn ngân sách nhà nước tiếp tục đầu tư vào những dự án trọng điểm quốc gia. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án trọng điểm quốc gia BT và BOT. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch đầu tư công 7 tháng chỉ ước đạt 33% kế hoạch.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc phát triển doanh nghiệp giảm cả về số lượng và tổng vốn đăng ký. Cụ thể, có 374 doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 3.112 tỷ đồng, giảm 13,4% về số lượng và giảm 41,3% về vốn so với cùng kỳ. Tỉnh đã cấp phép cho 23 dự án với tổng vốn đầu tư 13.051 tỷ đồng và cấp điều chỉnh 12 dự án, trong đó tăng vốn đầu tư 4 dự án, có vốn đầu tư tăng thêm 293,6 tỷ đồng…

Có cách tiếp cận mới, tạo đột phá mới

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại phiên họp 

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, trước diễn biến dịch bệnh phức tạp nhưng nhờ sự nỗ lực, cố gắng của toàn hệ thống chính trị và xã hội, nhìn chung tình hình KT- XH 7 tháng vẫn duy trì được một số mặt tích cực. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh nêu rõ, là phải tập trung ưu tiên số 1 cho phòng chống dịch, chống dịch thành công thì mới có thể thúc đẩy phát triển KT- XH thuận lợi hơn, sớm ổn định đời sống nhân dân. Do đó, tỉnh sẽ ưu tiên mọi nguồn lực cho phòng chống dịch và phát triển KT- XH.  

Nhấn mạnh trước bối cảnh khó khăn hiện nay, chúng ta phải có cách tiếp cận mới, tạo đột phá mới, đảm bảo tính khả thi, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung giải ngân vốn đầu tư theo nguyên tắc “bảo vệ nguồn”, phải giải ngân nhanh để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Thực hiện việc điều chuyển nguồn vốn đầu tư công cho công trình, dự án khác nếu chủ đầu tư không làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, không đảm bảo tiến độ giải ngân.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành tập trung nguồn lực tiếp tục triển khai các chương trình, dự án trọng điểm; tiếp tục hỗ trợ, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ khởi công, thi công các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư; đẩy nhanh tiến độ cấp quyết định chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư một số dự án. Tăng cường xúc tiến đầu tư, nhất là các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đồng thời, chú trọng công tác giải phóng mặt bằng; giải quyết thủ tục cho các dự án; bám sát tiến trình hoàn thiện các đề án phục vụ Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Cùng với đó, tiếp tục giám sát tình hình sản xuất các sản phẩm công nghiệp chủ lực; quan tâm hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp; các dự án trọng điểm mới đi vào hoạt động góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp, tăng nguồn thu ngân sách tỉnh. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, nhất là nguồn cung ứng nguyên liệu ngành dệt may. Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 tại các nhà máy, cơ sở sản xuất; đồng hành cùng doanh nghiệp sẵn sàng thực hiện phương án “3 tại chỗ” trong trường hợp giãn cách xã hội áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về an sinh - xã hội, đặc biệt chăm lo đời sống việc làm, xã hội cho các công dân tỉnh trở về từ vùng dịch. Chính sách hỗ trợ người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 phải đảm bảo đúng quy định, công khai, minh bạch. Thực hiện các giải pháp giảm nghèo, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 3,05% (giảm 0,4%).

Triển khai phòng chống dịch quyết liệt, đồng bộ

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương kiểm tra công tác phòng chống dịch COVID-19 

Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm, phải được đặt lên hàng đầu và triển khai kiên trì, mạnh mẽ, thường xuyên, liên tục. Tiếp tục tập trung cao độ trong công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác; thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ và của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm phương châm “5K + vắc xin”, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm soát dịch bệnh, nhất là kiểm soát phương tiện ra vào tỉnh. Thực hiện tốt công tác cách ly, điều trị dịch bệnh COVID-19 và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện cách ly an toàn khi đón công dân Thừa Thiên Huế trở về từ các vùng có dịch, nhất là tại các tỉnh phía Nam.

Bài, ảnh: Thái Bình

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp

Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã tạo hành lang pháp lý cho HĐND các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai vẫn còn một số hạn chế, vướng mắc cần tháo gỡ.

Tạo hành lang pháp lý để đổi mới hoạt động HĐND các cấp
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
Return to top