ClockThứ Sáu, 08/03/2024 10:42

Việt Nam phát biểu tại Khóa họp 55 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong khuôn khổ Khóa họp 55 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 7/3 đã phát biểu thay mặt ASEAN trong Phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền lương thực, với chủ đề về khai thác thủy sản và đảm bảo quyền lương thực.

Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 191 quốc giaThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký Liên Hiệp QuốcTại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Việt Nam nhấn mạnh cần thượng tôn luật pháp quốc tếLễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ASEAN tại trụ sở Liên Hiệp quốc tại ViennaViệt Nam góp phần thúc đẩy vai trò của NPT đối với an ninh toàn cầu

Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc phát biểu tại Phiên họp. Ảnh: Anh Hiển/TTXVN  

Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định rằng ASEAN luôn coi trọng hợp tác trong lĩnh vực thủy sản, coi đây là một trong những ưu tiên của hội nhập kinh tế, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, thúc đẩy nền kinh tế và hỗ trợ sinh kế trên toàn khu vực ASEAN. Đại sứ Mai Phan Dũng chia sẻ nhiều sáng kiến của ASEAN nhằm hỗ trợ hoạt động của ngư dân nhỏ, trong đó Kế hoạch hành động chiến lược về hợp tác thủy sản ASEAN (2021-2025) xác định các ưu tiên chiến lược, bao gồm tăng cường khả năng phục hồi của ngành cá và nuôi trồng thủy sản trước biến đổi khí hậu và các cú sốc tự nhiên, cũng như hỗ trợ các ngư dân nhỏ cải thiện năng suất và khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về Tăng cường an ninh lương thực và dinh dưỡng để ứng phó với khủng hoảng, được thông qua vào tháng 9 năm ngoái, nhấn mạnh cam kết tạo điều kiện tiếp cận tài chính cho ngư dân, nhằm cải thiện khả năng phục hồi lâu dài và tính bền vững của ngành thủy sản; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tối ưu hóa các nguồn lực sẵn có trong ASEAN để sản xuất lương thực, đặc biệt là đối với nông dân, ngư dân nhỏ và các nhóm dễ bị tổn thương khác trước tình trạng mất an ninh lương thực.

Cùng ngày, trong bài phát biểu quốc gia của Việt Nam, Đại sứ Mai Phan Dũng cũng đã nêu bật những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong phát triển thủy sản; chia sẻ về "Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" được Thủ tướng Chính phủ thông qua vào tháng 3/2021. Đại sứ khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong ngành cá và nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là phụ nữ, giúp họ tiếp cận nguồn tài chính, thông tin thị trường, nguồn vốn và công nghệ phù hợp, cũng như đảm bảo công việc có thu nhập ổn định và mạng lưới an toàn.

Trước đó, trong phát biểu tại Phiên đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền văn hóa, Tham tán Công sứ, Phó Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ Cung Đức Hân đã chia sẻ cam kết của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền văn hóa và đảm bảo sự tham gia toàn diện trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học; nhấn mạnh Hiến pháp Việt Nam bảo đảm mọi người đều có quyền tiến hành nghiên cứu khoa học hoặc công nghệ, sáng tạo văn học hoặc nghệ thuật và được hưởng những lợi ích từ các hoạt động này. Chia sẻ khuyến nghị của Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về việc đảm bảo sự tham gia hiệu quả của các nhóm dễ bị tổn thương, đại diện Việt Nam khẳng định trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam đã thực hiện nhiều sáng kiến nhằm dỡ bỏ các rào cản, mở ra nhiều cơ hội hơn cho khám phá, đổi mới và phát triển bền vững quốc gia.

TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rào cản trong xuất khẩu thủy hải sản

Trong tổng số sản lượng 62 ngàn tấn thủy hải sản khai thác năm 2023, tỷ trọng xuất khẩu chiếm rất nhỏ mà chủ yếu tiêu thụ nội tỉnh và một số tỉnh lân cận. Thủy sản tiêu thụ nội địa cũng chủ yếu hàng tươi sống, chế biến quy mô rất nhỏ.

Rào cản trong xuất khẩu thủy hải sản
Tiếp cận công nghệ tàu cá composite

Trong khi nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm, giá lại cao thì vật liệu composite là sự lựa chọn thay thế hợp lý trước yêu cầu đóng mới, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ.

Tiếp cận công nghệ tàu cá composite
Điểm dừng kỹ thuật

Sản lượng khai thác thủy sản giảm 21,8% trong khi các lĩnh vực sản xuất khác không có biến động đã đẩy sản xuất nông – lâm – thủy sản trong năm qua xuống mức tăng trưởng âm (-1,16%); giảm 0,14 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung.

Điểm dừng kỹ thuật
Return to top