ClockThứ Tư, 26/06/2024 15:17
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:

Xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa

TTH.VN - Sáng 26/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cải cách tiền lươngPháp quy hóa loại hình kinh doanh, phân phối thuốc mớiNgày 20/6, Quốc hội thảo luận về quy hoạch Thủ đô Thảo luận chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Điều hành nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, Luật Di sản văn hóa được Quốc hội ban hành năm 2001, sửa đổi, bổ sung năm 2009, sau hơn 20 năm thực hiện, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc đã đạt được nhiều thành tựu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên thảo luận. Ảnh: quochoi.vn 

Tuy nhiên trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tiễn và những bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ vị trí, vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đó là: Quan tâm hơn nữa đến việc tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở các vùng miền của đồng bào dân tộc, tiếp thu văn hóa thời đại, phát triển sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh quốc gia trong thời kỳ mới.

Để tiếp tục thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho phát triển mới của hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Ngày 18/6, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận ở Tổ về dự án Luật. Đây là nội dung được nhiều cử tri quan tâm và được các đại biểu Quốc hội phát biểu với 96 lượt ý kiến về dự án Luật này. Tổng Thư ký Quốc hội đã tổng hợp đầy đủ ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội.

Bên cạnh 7 vấn đề chung, 9 vấn đề cụ thể, 8 nội dung gợi ý thảo luận tại Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị các vị ĐBQH tập trung thảo luận kỹ một số nội dung về quyền sở hữu và các quyền liên quan tới di sản văn hóa; các chính sách phát triển di sản văn hóa; khu vực bảo vệ của di tích; phân cấp, phân quyền trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; Qũy bảo tồn di sản văn hóa. 

 Đại biểu Nguyễn Thị Sửu phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh cung cấp

Thảo luận dự án luật này, các ĐBQH đã nêu ý kiến, góp ý về các vấn đề như, xác định phạm vi điều chỉnh của Luật Di sản văn hoá (sửa đổi); bổ sung quy định cụ thể nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của bảo tàng tư nhân; quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm quản lý, bảo quản, trưng bày di vật, cổ vật, bảo vật; xem xét thêm giá trị thẩm mỹ và giá trị kiến trúc là các yếu tố cấu thành di tích; bổ sung quy định cụ thể về chính sách bảo vệ di sản của đồng bào dân tộc thiểu số; xem xét quy định các loại hình cũng như khái niệm về di sản văn hóa phi vật thể để đảm bảo thống nhất với các quy định hiện hành; bổ sung quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của công viên địa chất; chiến lược “hồi hương cổ vật”; làm rõ cơ sở thực tiễn, pháp lý và mục tiêu của Quỹ bảo tồn di sản văn hóa; các quy định liên quan đến số hóa di sản văn hóa; sự cần thiết thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa; xã hội hóa trong bảo vệ và phát huy giá trị các di tích văn hóa; phân định rõ nội hàm của Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích…

Tham gia thảo luận, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thị Sửu thống nhất với báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội và cho rằng, so với Luật Di sản văn hóa hiện hành, dự thảo Luật chuyển từ quy định “Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hóa thuộc sở hữu nhà nước” thành “Nhà nước đại diện chủ sở hữu di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân” (khoản 1 Điều 4). Tuy nhiên, Tờ trình của Chính phủ chưa đề cập lý do sửa đổi các hình thức sở hữu di sản văn hóa, chưa xác định thẩm quyền, tiêu chí công nhận loại hình sở hữu. 

Đại biểu đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình nội dung này; đồng thời quy định cụ thể thẩm quyền, tiêu chí xác định các hình thức sở hữu đối với di sản văn hóa; nguyên tắc quản lý, bảo vệ, phát huy di sản văn hóa... Về kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và danh mục di sản văn hóa phi vật thể (Điều 10), đại biểu Nguyễn Thị Sửu đề nghị có quy định riêng đối với những di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến nhiều tỉnh thành. Về nghiên cứu, sưu tầm, tư liệu hóa, lưu giữ và truyền dạy tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc, bà Sửu cũng đề nghị Chính phủ có bổ sung đánh giá kết quả việc truyền dạy tiếng nói, chữ viết của cộng đồng các dân tộc để có chính sách phù hợp trong dự thảo Luật.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã tiếp thu ý kiến ĐBQH đồng thời giải trình một số vấn đề đại biểu nêu .

Trước đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

* Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược; các nội dung cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024; phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội.

NGỌC NHI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn

Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn sáng 28/6, đại biểu Nguyễn Hải Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh đến sự cần thiết lập quy hoạch chung đô thị và một số nơi là quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có Thừa Thiên Huế.

Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Khẳng định vai trò của lực lượng phòng không nhân dân

Sáng 27/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Phòng không nhân dân.

Khẳng định vai trò của lực lượng phòng không nhân dân
Đại biểu Quốc hội Phạm Như Hiệp:
Cần có những ưu đãi về thuế đối với hoạt động sản xuất thuốc

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược chiều 26/6, đại biểu Phạm Như Hiệp đề nghị cần có các chính sách ưu đãi về thuế, thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất thuốc, vắc-xin, sinh phẩm, vật tư y tế…

Cần có những ưu đãi về thuế đối với hoạt động sản xuất thuốc
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cải cách tiền lương

Trong khuôn khổ Chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 25/6, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 1/7/2024.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác cải cách tiền lương
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV:
Ngày 20/6, Quốc hội thảo luận về quy hoạch Thủ đô

Theo chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, sáng 20/6, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Ngày 20 6, Quốc hội thảo luận về quy hoạch Thủ đô

TIN MỚI

Return to top