ClockThứ Sáu, 26/10/2018 17:00

Xây dựng năng lực dự báo, chủ động phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai hiệu quả

TTH.VN - Đó là kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 24 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của tỉnh tại buổi làm việc với Đoàn khảo sát Ban Kinh tế Trung ương chiều 26/10.

Tăng cường tuyên truyền về các thành tựu kinh tế - xã hội của đất nướcHệ thống thoát nước, xử lý nước thải Chân Mây - Lăng Cô sẽ hoàn thành 2018Tái cơ cấu kinh tế: Nguồn vốn lớn nhất là... con người

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát phát biểu tại buổi làm việc 

UVTW Đảng, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát; UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì buổi làm việc. Cùng làm việc còn có các sở, ban, ngành liên quan của tỉnh.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương thông tin, từ năm 2009 đến 2017, tỉnh đã triển khai hơn 90 đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh với kinh phí 50 tỷ đồng về xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Toàn tỉnh có 56 hồ chứa thủy lợi, 6 hồ thủy điện với tổng dung tích khoảng 2 tỷ m3; đầu tư 2,6 km kè chống sạt lở bờ biển, ổn định cửa biển; 71 km kè sông, góp phần ổn định cuộc sống, sản xuất cho người dân; xây dựng 57 tháp báo lũ trải đều trên địa bàn các huyện, thị xã và TP. Huế; đầu tư 1.180 km hệ thống kênh mương nội đồng để chủ động được nguồn nước tưới tiêu, tiết kiệm nguồn nước, giảm chi phí vận hành khai thác.

Mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành di chuyển, bố trí, sắp xếp, ổn định cho 3.324 hộ dân ảnh hưởng sạt lở, xâm thực của biển và biến đổi khí hậu. Đến nay, diện tích rừng trồng của toàn tỉnh đạt trên 100.000 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 56,21% năm 2009 ổn định 57% năm 2017. Bình quân mỗi năm tỉnh trồng khoảng 5.000 - 6.000 ha; trong đó, diện tích trồng mới trên đất trống khoảng 600 ha, còn lại trồng trên đất rừng khai thác…

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 24, đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ đầu tư các chương trình, dự án, đề án hỗ trợ cho các địa phương thực hiện công tác ứng phó biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhất là trong công tác phòng, chống thiên tai như nâng cấp đê biển, bảo đảm an toàn hồ chứa, các dự án chống sạt lở bờ sông, bờ biển; bảo vệ và phát triển rừng nhằm giảm phát thải khí nhà kính; bảo vệ môi trường sống; thiết lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đủ mạnh để có thể theo dõi chặt chẽ sự thay đổi thường xuyên và bất thường của khí hậu…

Lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh kiến nghị, đề xuất với Đoàn công tác

Trên cơ sở các ý kiến trao đổi của các thành viên trong Đoàn khảo sát Ban Kinh tế Trung ương và các sở, ban, ngành của tỉnh và từ thực tế, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát ghi nhận những kết quả đã đạt được của tỉnh trong thời gian qua; đồng thời khẳng định, việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển, đầm phá của tỉnh đã dần đi vào ổn định; kiểm soát được môi trường; tổ chức xử lý tốt chất thải rắn. Tuy nhiên, đối chiếu với các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết 24 thì có những cái đạt, có cái chưa đạt được, cần phải tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn nữa trong thời gian tới. Muốn vậy, bên cạnh đề ra các giải pháp, cần xác định được những nguyên nhân để tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện đạt kết quả cao hơn Nghị quyết 24. Đoàn tiếp thu những kiến nghị, đề xuất của tỉnh, nhất là những tồn tại, khó khăn, những cơ chế chính sách để đề xuất với Bộ Chính trị có sự điều chỉnh sao cho phù hợp.

Trước đó, Đoàn khảo sát Ban Kinh tế Trung ương cũng đã đi khảo sát tại Nhà máy xử lý nước thải tại KCN Phú Bài; bãi xử lý chất thải rắn Thủy Phương; kiểm tra sạt lở ở bãi biển Thuận An.

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

MỐI ĐE DỌA KHÍ HẬU TĂNG Ở ĐÔNG NAM Á:
Người dân tập trung vào an ninh lương thực

Theo Báo cáo về Khảo sát triển vọng khí hậu Đông Nam Á mới nhất của Viện ISEAS - Yusof Ishak, tuy các đợt sóng nhiệt kỷ lục, lũ lụt và bão xảy ra ở phần lớn khu vực Đông Nam Á vào năm 2024, nhiều người dân trong khu vực quan tâm đến các vấn đề thiết yếu như an ninh lương thực, hơn là biến đổi khí hậu.

Người dân tập trung vào an ninh lương thực
Return to top