Thế giới

Ấn Độ phát triển cây trồng năng suất cao chống chịu tốt với khí hậu

ClockThứ Năm, 21/11/2024 15:37
TTH.VN - Nhà sản xuất gạo và lúa mì lớn thứ hai thế giới hiện đang gieo trồng các loại cây có khả năng chống chịu tốt với khí hậu để chuẩn bị cho các đợt nắng nóng và khủng hoảng nước dự báo sẽ diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn trong tương lai.

Anh tăng gấp ba số cây trồng trong những năm tới để chống lại biến đổi khí hậuNhật Bản đặt cược vào các giống lúa chịu nhiệt nhằm ứng phó với thời tiết khắc nghiệt

 Nông dân thu hoạch lúa mì tại Ấn Độ. Ảnh: Getty Images

Ấn Độ là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất toàn cầu về cả hai loại ngũ cốc chính - gạo và lúa mì, đồng thời hệ thống nông nghiệp thực phẩm Ấn Độ cũng nuôi sống 1,4 tỷ người dân trong nước. Tuy nhiên, điều đó đang trở nên khó khăn hơn nhiều khi biến đổi khí hậu dẫn đến các đợt nắng nóng và khủng hoảng nước thường xuyên và dữ dội hơn.

Trong bối cảnh đó, quốc gia này hiện đang phát triển các giống cây trồng năng suất cao có thể chịu được các sự kiện thời tiết khắc nghiệt hơn - một động thái rất được các chuyên gia hoan nghênh.

Ông Apoorve Khandelwal, đại diện chương trình cấp cao tại Hội đồng Năng lượng, Môi trường và Nước có trụ sở tại New Delhi, cho biết những loại cây trồng này có lá dày hơn nên chúng có thể chịu được hạn hán, trong khi một số loại khác có cấu trúc sinh lý tốt hơn có thể chịu được sự tấn công của lốc xoáy.

Được biết từ năm 2015 đến năm 2021, Ấn Độ đã mất gần 70 triệu ha cây trồng do căng thẳng về nhiệt độ hoặc nguồn nước.

Chính phủ Ấn Độ ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu có thể làm giảm khoảng 20% năng suất lúa và lúa mì của cả nước nếu chỉ dựa vào lượng nước mưa tự nhiên. Và con số này sẽ tăng lên đến 40% vào năm 2080.

Gần 1.900 giống mới được phát triển

Hồi tháng 8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố 109 giống cây trồng có năng suất cao, chống chịu được khí hậu khắc nghiệt và giàu dinh dưỡng. Các giống cây trồng mới bao gồm các loại đậu, hạt có dầu, thức ăn chăn nuôi, cây lấy đường và cây lấy sợi, bên cạnh các loại cây làm vườn bao gồm trái cây, rau, củ, gia vị, cây trồng ở đồn điền và hoa. 

Chính phủ cho biết từ năm 2014 đến nay, nước này đã phát triển gần 1.900 giống cây mang các đặc tính trên. Những loại cây trồng này được phân phối cho nông dân ở Ấn Độ, và thuyết phục để người dân chuyển sang trồng những loại cây này thay cho những giống quen thuộc trước đó.

Mặc dù động thái này hứa hẹn sẽ thay đổi cuộc chơi, nhưng đi kèm đó là chi phí khá lớn. Ấn Độ hiện đang phân bổ 32 tỷ USD cho lĩnh vực nông nghiệp, nhưng gần 3/4 trong số đó được dành cho các biện pháp phúc lợi và trợ cấp, và không rõ bao nhiêu phần còn lại sẽ được dành cho nghiên cứu cây trồng.

Được biết, bên cạnh các nỗ lực lai tạo cây trồng của Chính phủ Ấn Độ, gã khổng lồ dược phẩm và công nghệ sinh học Đức Bayer cũng đang triển khai các phương pháp canh tác và công nghệ có khả năng chống chịu với khí hậu.

Bayer đang hợp tác với một cơ quan chính phủ Ấn Độ sử dụng máy bay không người lái để có thể theo dõi cây trồng và phun thuốc trừ sâu. Công ty này cũng khuyến khích nông dân sử dụng máy gieo hạt lúa trực tiếp thay vì cấy thủ công vì việc này có thể giảm lượng nước sử dụng tới 30% - 40% và cắt giảm lượng khí thải nhà kính tới 45%.

Trong bối cảnh Ấn Độ đang chuẩn bị cho một tương lai khí hậu khó lường hơn, các quan hệ đối tác công tư như trên được kỳ vọng sẽ có thể giúp duy trì sinh kế của nông dân, cũng như hàng tỷ người trên khắp thế giới phụ thuộc vào nông nghiệp để kiếm sống.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straitstimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top