ClockThứ Hai, 15/10/2018 08:21

Xóa nghèo bền vững

TTH - Hưởng ứng Tháng cao điểm vì người nghèo năm 2018, Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh vừa có thư kêu gọi sự chung tay của cộng đồng, tiếp tục đóng góp ủng hộ người nghèo.

Số liệu thống kê cho thấy, năm 2018, từ sự chung tay của cộng đồng, Qũy “Vì người nghèo” các cấp của tỉnh đã vận động được số tiền trên 6,4 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ này và các nguồn hỗ trợ khác, hàng trăm người nghèo đã được hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ vốn sản xuất; nhiều học sinh nghèo được hỗ trợ vượt khó học giỏi; hàng nghìn hộ nghèo được hỗ trợ khám chữa bệnh... Qua đó, phong trào tương thân tương ái lan tỏa sâu rộng đã kịp thời giúp người nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Ngoài sự hỗ trợ thiết thực từ Quỹ “Vì người nghèo”, nhiều mô hình giảm nghèo bền vững đã được triển khai. Tại xã Phú An (Phú Vang), từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018, có 10 hộ nghèo được hỗ trợ con giống, thức ăn, tập huấn kỹ thuật để nuôi gà Ai Cập lấy trứng. Tại huyện A Lưới, chương trình giảm nghèo chú trọng hỗ trợ vốn, cây giống, phân bón, kỹ thuật cho bà con trồng cây cao su, cà phê, chuối, nuôi bò, dê…Nhiều mô hình giảm nghèo bền vững khác như trồng rau sạch, nuôi bò nhốt chuồng, nuôi cá, trồng nấm… được triển khai trên toàn tỉnh, góp phần hỗ trợ 2.900 hộ nghèo thoát nghèo thành công trong năm 2017. Từ tổng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trong năm 2018 với số tiền hơn 68,8 tỷ đồng, nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực cho người nghèo được triển khai trên toàn tỉnh, như đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo…

Theo số liệu từ Ban Vận động Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh, đến cuối năm 2017, toàn tỉnh vẫn còn trên 17.660 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,98% và trên 15.420 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 5,22%. Để giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5,98% xuống còn 4,92% trong năm 2018, các giải pháp giảm nghèo đang được thực hiện đồng bộ, trong đó chú trọng giải pháp giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo.

Ngoài hỗ trợ về giáo dục, y tế, nhà ở, các chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo được triển khai, tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận nguồn vốn, được hướng dẫn cách làm ăn, được chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất... Ngoài những hộ nghèo là đối tượng bảo trợ xã hội, mất sức lao động, các mô hình giảm nghèo đều hỗ trợ kèm các điều kiện. Theo đó, người nghèo được tiếp cận các nguồn lực, tự quyết định việc làm tùy thuộc vào năng lực, điều kiện của từng gia đình. Nếu bà con cần kỹ năng sẽ được trang bị kỹ năng, hộ nào có tư liệu sản xuất, lao động, đất đai sẽ xem xét hỗ trợ những mặt còn thiếu phù hợp với các chương trình giảm nghèo của tỉnh.

Thay vì hỗ trợ người nghèo bằng cấp phát, cho không như trước đây, giải pháp giúp người nghèo thay đổi suy nghĩ, bỏ tư tưởng ỷ lại, có ý thức vươn lên từ sự trợ giúp của Nhà nước chính là đòn bẩy, động lực để thoát nghèo. Đây là lựa chọn tối ưu để thoát nghèo bền vững.

Để thoát nghèo, người nghèo cần sự chung tay chia sẻ của cộng đồng, trong đó có kênh hỗ trợ thông qua Quỹ "Vì người nghèo". Cùng với đó là ý thức phấn đấu vượt khó vươn lên của chính từng hộ gia đình, đồng bào nghèo khi được tiếp cận hỗ trợ.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền

Với mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, tiến đến đạt chuẩn huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao, Quảng Điền đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp an sinh xã hội. Trong đó, việc ưu tiên nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội gắn với các mô hình giảm nghèo hiệu quả được ưu tiên triển khai đã góp phần giúp nhiều hộ thoát nghèo.

Dấu ấn giảm nghèo bền vững ở Quảng Điền
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Liên kết để phát triển bền vững

Phát triển kinh tế theo hướng mô hình tổ liên kết (TLK), tổ hợp tác (THT) là cách hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hội viên.

Liên kết để phát triển bền vững
Return to top