ClockThứ Sáu, 22/11/2024 16:43

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

TTH.VN - Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - những giá trị vĩnh hằng Triển lãm sách "Kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh" Nghiên cứu, sưu tầm các loại hình di sản về Chủ tịch Hồ Chí Minh

 Toàn cảnh hội thảo

TS. Hồ Châu, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh cho rằng, trong bản Di chúc bất hủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại những lời căn dặn vô cùng quý giá đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Tư tưởng về con người được thể hiện trong Di chúc là vấn đề chăm lo mọi mặt của mọi tầng lớp Nhân dân. Có thể thấy tư tưởng nhân văn, tấm lòng cao đẹp, đức tính hy sinh của người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc - Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn muốn giải phóng con người, vì ấm no, hạnh phúc của con người và vì sự tiến bộ của nhân loại.

Vận dụng tư tưởng về con người trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào xây dựng, phát triển văn hóa, con người Thừa Thiên Huế theo tinh thần Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị, TS. Hồ Châu cho biết, Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị các cấp ở Thừa Thiên Huế đã đặc biệt chăm lo đến vấn đề xây dựng văn hóa, con người Huế mang những giá trị bền vững. Trong bối cảnh đó, tư tưởng về con người trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh như là cẩm nang giá trị để Đảng bộ, chính quyền các cấp ở Thừa Thiên Huế vận dụng vào xây dựng văn hóa, con người nơi đây.

Bàn về quan điểm trọng dụng tài trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, TS. Phan Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế nhận định, Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình trí thức và chính Người sớm nhận thức được vai trò của tầng lớp trí thức đối với xã hội. Người khẳng định: “Trí thức là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”. Với quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một tấm gương mẫu mực về việc quy tụ, trọng dụng nhân tài cho sự phát triển của quốc gia.

 Lãnh đạo tỉnh tham quan không gian triển lãm “Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo chí cách mạng Việt Nam” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế vào cuối tháng 8/2024

Liên hệ qua thực tiễn ở Thừa Thiên Huế, ông Dũng cho rằng, tỉnh đã luôn hoàn thiện môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức. Thường xuyên chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức tạo điều kiện để họ tham gia tích cực sáng tạo trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hình thành kinh tế tri thức. Thực hiện dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa nghệ thuật phù hợp với đặc điểm của tỉnh, triển khai một số giải pháp để trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức. Đề cao trách nhiệm của trí thức, củng cố và nâng cao chất lượng của các hội, HĐND và UBND tỉnh đã ban hành quy định về chế độ đào tạo, đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm trong khu vực công. 

Cũng tại hội thảo, nhiều tác giả, đại biểu đã phát biểu các tham luận cũng như ý kiến xoay quanh “Giá trị lý luận về văn hóa, con người trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” và “Thực tiễn về xây dựng, phát triển văn hóa, con người ở Thừa Thiên Huế theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

TS. Phan Thanh Hải cho rằng, dù tiếp cận vấn đề từ những góc độ khác nhau, song các tác giả đều nhận thức sâu sắc về giá trị của tác phẩm, những vấn đề về văn hóa và con người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc luôn là kim chỉ nam trong mọi hành động. Đến nay đã qua hơn nửa thế kỷ vẫn còn nguyên giá trị, là cương lĩnh để tiến tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Ngoài ra, các tác giả không chỉ phân tích những vấn đề mang tính lý luận, tư tưởng trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà còn là một bản tổng kết, tuy chưa đầy đủ nhưng khá phong phú về những thành tựu trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế…. Qua việc thực hiện Di chúc ở Thừa Thiên Huế góp phần khẳng định giá trị và sức sống mãnh liệt của Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay.

Không dừng lại đó, các tham luận còn tập trung đề ra một hệ thống giải pháp phong phú, tiếp cận vấn đề từ nhiều khía cạnh để những lời căn dặn của Người trong Di chúc được thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn. Đặc biệt những tham luận khi bàn về “Thực tiễn về xây dựng, phát triển văn hóa, con người ở Thừa Thiên Huế theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, các tác giả đã thảo luận về các nhiệm vụ mà Thừa Thiên Huế đã đề ra và triển khai thực hiện trên lĩnh vực xây dựng, phát triển văn hóa, con người trong gần nửa thế kỷ qua theo lời căn dặn của Người trong bản Di chúc bất hủ. Trong đó, đi sâu phân tích chủ trương, đường lối, quan điểm của tỉnh Thừa Thiên Huế về phát triển bền vững, mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển; đưa ra những mô hình tuyên truyền, giáo dục hiệu quả, đặc biệt là cho học sinh, sinh viên, góp phần bồi đắp những giá trị văn hóa tinh thần cho thế hệ trẻ; tiềm năng, lợi thế trong việc gắn văn hóa với phát triển kinh tế; chăm lo bồi dưỡng nhân tài để góp phần phát triển quê hương, đất nước; giáo dục lý tưởng, đạo đức cho thế hệ…

NHẬT MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc

Tập tùy bút, ghi chép “Trước nhà có cây hoàng mai: Những ghi chép về Huế - xứ sở phong rêu kiêu sa” (NXB Phụ Nữ Việt Nam) đã được tác giả - nhà báo Minh Tự giới thiệu đến công chúng, những người yêu sách tại Phố sách Hà Nội (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

“Trước nhà có cây hoàng mai” du hành phương Bắc
Return to top