ClockThứ Ba, 29/08/2023 15:23

Thông tin về chương trình tuyển chọn điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản

TTH.VN - Sáng 29/8, Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hội nghị thông tin, tuyển chọn điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản theo chương trình EPA (chương trình nằm trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản).

TX. Hương Thủy khai mạc Ngày hội tư vấn đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài 300 cán bộ cơ sở được tập huấn kỹ năng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoàiNâng cao năng lực về việc làm và công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

 
Các ứng cử viên tìm hiểu thông tin về tuyển chọn điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản

Ông Hồ Dần, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH, cùng đại diện lãnh đạo Cục Quản lý Lao động nước ngoài (Bộ LĐTB&XH) đã tham vấn, chia sẻ các thông tin, tuyển chọn điều dưỡng, hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản cho hơn 200 ứng cử viên là sinh viên đã tốt nghiệp và chuẩn bị tốt nghiệp chuyên ngành điều dưỡng, hộ lý tại Trường Cao đẳng Y tế Huế.

Theo đó, những điều kiện các ứng cử tham gia chương trình đối với điều dưỡng phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám chữa bệnh, có kinh nghiệm làm việc ít nhất là 2 năm (bao gồm cả thời gian tập sự 9 tháng) và có trình độ tiếng Nhật từ N2 trở lên không phải tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật 12 tháng tại Việt Nam. Đối với ứng cử hộ lý phải hoàn thành chương trình điều dưỡng 3 hoặc 4 năm tại Việt Nam, với độ tuổi không quá 35 và đủ sức khỏe làm việc ở nước ngoài.

Khi các ứng viên trúng tuyển tham gia chương trình sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn, ở, học tập và được cấp tiền sinh hoạt hàng tháng trong thời gian tham gia khóa học tiếng Nhật 12 tháng; được đài thọ chi phí vé máy bay, lệ phí visa sang Nhật Bản, vé máy bay về Việt Nam sau khi hoàn thành chương trình (ứng cử chi trả chi phí khám sức khỏe trước khi xuất cảnh).

Sau khi sang Nhật Bản, người lao động được đào tạo thêm 2 tháng trước khi đến cơ sở tiếp nhận; sẽ  vừa học, vừa làm theo hợp đồng từ 3-4 năm tại các viện dưỡng lão và bệnh viện; đồng thời được hỗ trợ học tập và tham gia kỳ thi cấp Chứng chỉ quốc gia của Nhật Bản. Đặc biệt, lao động sẽ được phép ở lại Nhật Bản làm việc lâu dài và hưởng lương, các chế độ như điều dưỡng, hộ lý người Nhật Bản. Nếu ứng cử không thi đỗ chứng chỉ trong thời gian ở Nhật Bản sẽ được phép quay lại Nhật Bản để dự thi…

Dịp này, các ứng cử trao đổi thêm một số quyền lợi khi được tuyển dụng về mức lương, các khoản phụ cấp khi làm việc hiệu quả và đạt được những thành tích cao trong công việc… đã được lãnh đạo Sở LĐTB&XH, các đơn vị, tổ chức liên quan tư vấn, cung cấp thông tin rõ ràng.

Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý lao động nước ngoài cho biết, chương trình đưa điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản trong khuôn khổ Hiệp định VJEPA đã được hai nước chính thức triển khai từ năm 2012. Từ đó đến nay, chương trình đã tuyển chọn, đưa vào đào tạo tiếng Nhật cho hơn 10 khóa ứng viên điều dưỡng, hộ lý với tổng số hàng nghìn ứng viên. Trong số đó, phần lớn đã được đưa sang làm việc tại các bệnh viện, cơ sở chăm sóc người cao tuổi của Nhật Bản được đánh giá nhiệt tình trong công việc, năng lực chuyên môn, trình độ tiếng Nhật tốt…

Tin, ảnh: MINH HOÀI
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao đổi kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế

Đó là nội dung hội thảo do Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với Tổ chức NCGM (National Center for Global (Health and Medicine) - Trung tâm Hợp tác Y tế và sức khỏe toàn cầu Nhật Bản tổ chức ngày 3/7.

Trao đổi kinh nghiệm quản lý trang thiết bị y tế
Xu hướng mới trong đào tạo và thực hành điều dưỡng

Ngày 28/6, tại Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế diễn ra Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ XI. Tham dự, có Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh; Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam Phạm Đức Mục; GS. TS. Phạm Như Hiệp, Giám đốc BVTW Huế, cùng hơn 1.200 đại biểu là chuyên gia Điều dưỡng (ĐD) quốc tế, lãnh đạo, báo cáo viên đến từ các bệnh viện trong cả nước.

Xu hướng mới trong đào tạo và thực hành điều dưỡng
Xây dựng hình ảnh người điều dưỡng chuyên nghiệp, tận tâm, hội nhập

Ngày 27/6, Đại hội Đại biểu Hội Điều dưỡng (HĐD) tỉnh khóa III, nhiệm kỳ 2024 - 2029 diễn ra tại Bệnh viện Trung ương Huế. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; ông Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam cùng 283 đại biểu chính thức được triệu tập.

Xây dựng hình ảnh người điều dưỡng chuyên nghiệp, tận tâm, hội nhập
Năng suất lao động gặp rủi ro khi xảy ra nắng nóng

Bất cứ ai phải đi làm trong ngày hè nắng nóng đều cảm thấy mệt mỏi. Chức năng não chậm lại, việc đi lại khó chịu hơn và đối với những người làm việc ngoài trời, việc giữ an toàn đơn giản đã trở thành thách thức. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại sẽ tạo ra tác động liên quan đến nhiệt đối với năng suất của người lao động, điều này càng trở nên rõ rệt hơn khi biến đổi khí hậu gây ra những đợt sóng nhiệt dữ dội hơn.

Năng suất lao động gặp rủi ro khi xảy ra nắng nóng
Return to top