ClockThứ Sáu, 23/08/2024 12:17

Thu hút đầu vào, đảm bảo đầu ra

TTH - Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang được tỉnh, ngành lao động - thương binh và xã hội (LĐTB&XH) tiếp tục đẩy mạnh gắn với đổi mới để thu hút đầu vào, nâng chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng, tổ chức và doanh nghiệp.

Cùng doanh nghiệp tạo không gian xanhThu hút đầu tư xanhHoàn thiện hạ tầng, thu hút đầu tư vào Cụm công nghiệp An Hòa

 Giới thiệu, tư vấn về ngành nghề đào tạo, chính sách và cơ hội việc làm khi ra trường

Cập nhật ngành nghề phù hợp

Tốt nghiệp ngành công tác xã hội, Lê Độ Huy, ở TP. Huế phải mất hơn một năm "nhẩn nha" do không tìm được công việc đúng chuyên môn. Để có việc tạm thời, Huy xin vào làm ở một khách sạn nhỏ ở Huế. Tuy nhiên, tính chất công việc yêu cầu Huy phải học thêm một lớp nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn. Thế là, em vừa làm vừa học trình độ sơ cấp. Độ Huy chia sẻ: "Tạm thời là vậy, nhưng để làm tốt và duy trì ổn định công việc, em sẽ đăng ký học lớp nghề nâng cao trình độ trung cấp hoặc cao đẳng".

Tình trạng ra trường làm trái ngành, hoặc không xin được việc làm do ngành học không đáp ứng nhu cầu đơn vị tuyển dụng vẫn còn nhiều. Ngay cả số lượng đầu vào ở các cơ sở GDNN vẫn thấp. Năm 2024, toàn tỉnh đặt mục tiêu tuyển sinh, đào tạo nghề cho 17.000 học viên ở các cấp trình độ, đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo 72,5%. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh chỉ tuyển sinh được hơn 8.400 người, đạt khoảng 50% so với kế hoạch. Để đáp ứng đầu vào cũng như đầu ra, công tác tư vấn, cập nhật ngành nghề mới cho học sinh, người lao động lựa chọn học phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng của bản thân và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động là rất cấp thiết.

Đại diện Phòng Giáo dục nghề nghiệp - Sở LĐTB&XH cho rằng, các em học sinh có thể tham gia học nghề khi vừa tốt nghiệp chương trình THCS và tốt nghiệp THPT vào học các trình độ GDNN. Người lao động có thể học các ngành nghề có thời gian đào tạo ngắn hạn để vào làm việc tại các doanh nghiệp phù hợp. Đặc biệt, một số trường tổ chức đào tạo hàng chục ngành nghề hệ trung cấp và cao đẳng, liên quan đến các ngành nghề về kỹ thuật, công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa lắp ráp các thiết bị chính xác, cơ điện tử, các nghề thuộc lĩnh vực tự động hóa, du lịch, dịch vụ phục vụ chất lượng cao... Ngoài ra, các trường còn liên kết với các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong ngoài tỉnh, ngoài nước đảm bảo giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên khi tốt nghiệp ra trường.

Bắt kịp nhu cầu

Vừa qua, Trường cao đẳng Nghề Thừa Thiên Huế, Trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế đã sáp nhập vào Trường cao đẳng Giao thông Huế và đổi tên thành Trường cao đẳng Huế. Việc tổ chức lại 3 trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh nhằm rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN địa phương theo hướng đồng bộ, tập trung, tinh gọn, cơ cấu hợp lý cả về trình độ và ngành nghề đào tạo, gắn kết cơ sở đào tạo với doanh nghiệp và thị trường lao động, với các cơ sở GDNN của Trung ương và các trường đại học trên địa bàn tỉnh, đáp ứng cả về số lượng và chất lượng.

Ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết, ngoài đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, các cơ sở GDNN trên địa bàn đang tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, cải tiến chương trình, giáo trình để sản phẩm đào tạo của mình đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường lao động trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng và trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; trong đó, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức, có kỹ năng nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước mắt lẫn lâu dài, khắc phục một bước tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" hiện nay và giữ vững an sinh xã hội.

Một khi tỷ lệ lao động có việc làm phù hợp với kỹ năng nghề và trình độ đào tạo tăng sẽ tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao các tiêu chí đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo các ngành nghề trọng tâm đã được quy hoạch theo các cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia, các cơ sở GDNN trên địa bàn đang trong lộ trình thực hiện sắp xếp, đổi mới, chuẩn hóa nguồn nhân lực, phương pháp, hình thức đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất... Đồng thời, hướng tới mục tiêu đến năm 2030 thu hút 50 - 55% học sinh trung học vào hệ thống GDNN; đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho khoảng 50% lực lượng lao động.

Thực hiện đạt các chỉ tiêu trên sẽ góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ của tỉnh lên hơn 75%, tạo đột phá về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao theo Chỉ thị 21 ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2045.


Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân

Để công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 được đảm bảo, cấp ủy, chính quyền cùng hội đồng nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp; đồng thời, quan tâm đến việc xét duyệt chính trị, chính sách là nội dung quyết định đến chất lượng tuyển quân.

Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân
Thi công đảm bảo tuổi thọ kết cấu bê tông

Những sai sót hay sơ suất trong quá trình thi công sàn nhà bê tông cốt thép nói riêng và bê tông cốt thép nói chung là điều cần tránh, nhằm đảm bảo chất lượng công trình.

Thi công đảm bảo tuổi thọ kết cấu bê tông
Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

Việc cắt tỉa cây, mé cành là cần thiết để đảm bảo an toàn cho người dân và bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng trong mùa mưa bão. Vì vậy, Trung tâm Công viên cây xanh Huế và Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đã chủ động thực hiện nhiệm vụ này.

Cắt tỉa cây xanh để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão

TIN MỚI

Return to top