ClockThứ Bảy, 20/05/2017 10:57

Thủ tướng trả lời chất vấn về thuế xây dựng đối với nhà tình nghĩa

TTH.VN - Công trình xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Doanh nghiệp thực hiện chi tài trợ cho các công trình này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) theo quy định.

Trên là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Y Khút Niê - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk về việc các trường hợp xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết vẫn phải nộp thuế xây dựng nhà ở tư nhân.

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ trả lời như sau: Khoản 12 Điều 5 Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 3/6/2008 quy định về đối tượng không chịu thuế là hoạt động “Duy tu, sửa chữa, xây dựng bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo đối với các công trình văn hóa, nghệ thuật, công trình phục vụ công cộng, cơ sở hạ tầng và nhà ở cho đối tượng chính sách xã hội”.

Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT quy định đối tượng không chịu thuế “Đối với hoạt động duy tu, sửa chữa, xây dựng các công trình quy định tại Khoản 12 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng nếu có sử dụng nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50% tổng số vốn sử dụng cho công trình thì đối tượng không chịu thuế là toàn bộ giá trị công trình.

Đối tượng chính sách xã hội bao gồm: Người có công theo quy định của pháp luật về người có công; đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật”.

Căn cứ các quy định trên đây thì hoạt động xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật bằng nguồn vốn đóng góp của nhân dân (bao gồm cả vốn đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân), vốn viện trợ nhân đạo và trường hợp có sử dụng nguồn vốn khác ngoài vốn đóng góp của nhân dân, vốn viện trợ nhân đạo mà nguồn vốn khác không vượt quá 50% tổng số vốn sử dụng cho công trình thì toàn bộ giá trị công trình thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Về thuế TNDN, tại điểm n khoản 5 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung Điều 9 của Luật thuế TNDN quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là “Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn".

Căn cứ quy định trên đây thì trường hợp doanh nghiệp có các khoản chi tài trợ làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Như vậy, đối với công trình xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật nêu trên thì toàn bộ giá trị công trình thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, doanh nghiệp thực hiện chi tài trợ cho các công trình này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển
Return to top