ClockThứ Năm, 03/12/2020 10:45

Thực hiện tốt công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong tình hình mới

TTH - Bí mật Nhà nước ở bất kỳ giai đoạn nào, đối với Nhà nước nào cũng được coi là nguồn tài nguyên thông tin đặc biệt, giữ vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng Nhà nước. Vì vậy, công tác bảo vệ bí mật Nhà nước là nhiệm vụ then chốt, rất quan trọng trong bảo vệ an ninh chính trị quốc gia.

Triển khai Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước và Luật Đặc xáLuật Bảo vệ bí mật nhà nước phải đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân

Công tác bảo vệ bí mật Nhà nước luôn được xác định là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, vì vậy, đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị phải hiểu, nắm rõ và thực hiện nghiêm túc.

Những thách thức

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, để thực hiện mưu đồ chính trị, các thế lực thù địch, phản động ở trong và ngoài nước đã và đang lợi dụng triệt để internet, mạng xã hội để thu thập tin tức bí mật Nhà nước; sử dụng kỹ thuật công nghệ cao thông qua các hệ thống viễn thông tấn công, phá hoại cơ sở dữ liệu quan trọng trên mọi lĩnh vực nhằm thực hiện ý đồ chống phá công tác bảo vệ bí mật Nhà nước. Những điều này đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trong tình hình mới.

Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) trực thuộc Liên Hợp quốc, trong Báo cáo Chỉ số an toàn thông tin toàn cầu năm 2018, Việt Nam xếp hạng thứ 50 trên 175 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát đánh giá và nằm trong nhóm có chỉ số an toàn trung bình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với mức độ tấn công ngày càng mạnh, kỹ thuật tấn công ngày càng tinh vi của tin tặc, các cơ quan, đơn vị cần nâng cao cảnh giác hơn nữa với tội phạm mạng xâm hại bí mật thông tin, bí mật Nhà nước.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ bảo vệ bí mật Nhà nước  trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành chú trọng tập trung chỉ đạo thực hiện và đạt được kết quả tích cực, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đã tích cực triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả quan trọng trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước. Các cơ quan chức năng đã được kiện toàn về tổ chức, làm tốt công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, xử lý vi phạm, không để xảy ra các vụ việc lộ, lọt, mất bí mật Nhà nước nghiêm trọng.

Vậy nhưng, vẫn còn một số nguy cơ ảnh hưởng đến công tác bí mật Nhà nước. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa nhận thức đầy đủ, dẫn đến việc thực hiện các quy trình, quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước còn sơ hở, thiếu sót, nhất là khi trao đổi, cung cấp thông tin có nội dung thuộc bí mật Nhà nước. Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong in ấn, gửi nhận văn bản điện tử, sử dụng chữ ký số trở nên phổ biến trong khi một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức chưa nắm vững, chưa xác định được nội dung thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước của đơn vị nên nguy cơ làm lộ, lọt bí mật Nhà nước trước sự tấn công trên không gian mạng ngày càng gia tăng.

Thực hiện một số nguyên tắc và giải pháp cấp bách

Trước tình hình đó, đòi hỏi trong thời gian đến các cấp, các ngành phải thực hiện một số nguyên tắc và giải pháp cấp bách để thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ bí mật Nhà nước của ngành, đơn vị mình. Trước hết, phải tăng cường quán triệt và triển khai những nội dung cơ bản, điểm mới của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước, qua đó, giúp lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác bảo vệ bí mật Nhà nước nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác trước âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm; bổ sung kiến thức, kỹ năng thực hiện đúng quy định về công tác bảo vệ bí mật Nhà nước. Đồng thời, kịp thời chấn chỉnh những sơ hở, thiếu sót trong công tác bảo vệ bí mật Nhà nước; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ bí mật Nhà nước trên địa bàn.

Công tác tuyên truyền, thông báo về phương thức, thủ đoạn, hoạt động nhằm thu thập, tấn công, đánh cắp, chiếm đoạt bí mật Nhà nước để các đơn vị, địa phương trên địa bàn cảnh giác, có biện pháp ứng phó cũng là nhiệm vụ quan trọng. Mặt khác, tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “Lấy phòng ngừa là chính” trong công tác bảo vệ bảo vệ bí mật Nhà nước; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào công tác bảo mật; tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật Nhà nước để kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót và các vụ việc lộ, mất bí mật Nhà nước  nhằm khắc phục và triển khai những biện pháp cần thiết, ngăn chặn, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra...

Nghiêm túc nghiên cứu và thực hiện các biện pháp đồng bộ, phát huy tinh thần trách nhiệm, nâng cao ý thức cảnh giác của những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm liên quan là điều kiện tiên quyết để công tác bảo vệ bảo vệ bí mật Nhà nước trên địa bàn tỉnh được đảm bảo an toàn, kịp thời ngăn chặn âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Vũ Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025

Từ ngày 22 đến 31/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 tại các Phòng GD&ĐT, các trường trung học phổ thông trực thuộc, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025
Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số đã làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động truyền thông của thư viện. Nếu làm tốt công tác truyền thông thì cộng đồng sẽ dễ dàng nhận diện rõ được vai trò, đóng góp của thư viện, giúp cộng đồng nhận biết, có ấn tượng tốt, kích thích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện nhiều hơn. Đó là một trong nhiều nhận định được các chuyên gia, những người làm công tác thư viện đưa ra khi bàn về việc truyền thông, quảng bá văn hóa đọc trong đời sống hiện nay.

Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện
Trách nhiệm với công tác tuyển quân

Gần 30 năm đảm nhiệm công tác tuyển quân, Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp Trần Xuân Toản, nhân viên Quân lực, Ban Tham mưu, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Nam Đông luôn khắc phục khó khăn, trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm với công tác tuyển quân
Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân

Để công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 được đảm bảo, cấp ủy, chính quyền cùng hội đồng nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp; đồng thời, quan tâm đến việc xét duyệt chính trị, chính sách là nội dung quyết định đến chất lượng tuyển quân.

Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân
Return to top