ClockThứ Bảy, 02/12/2017 07:05

Trả lương cho cấp dưỡng bằng đóng góp của phụ huynh và các nguồn thu hợp pháp khác

TTH.VN - Kinh phí chi cho hợp đồng cấp dưỡng được sử dụng từ nguồn thu đóng góp của phụ huynh và nguồn thu hợp pháp khác để phục vụ các hoạt động bán trú, nội trú cho học sinh là nội dung chính tại Hướng dẫn số 3060/LNTC-GDDT-NV ngày 30/11 của liên Sở Tài chính – Giáo dục và Đào tạo – Nội vụ về hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập.

Nên phân vùng để có phương thức chi trả hợp lý

Nội dung hướng dẫn của liên Sở nêu rõ, khuyến khích các cơ sở giáo dục hợp đồng với các tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân để cung ứng dịch vụ ăn trưa cho các em đối với những nơi có điều kiện . 

Bữa ăn trưa của trẻ mầm non ở xã Phú Mỹ (Phú Vang)

Riêng các trường mầm non công lập thuộc địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Nếu nguồn thu đóng góp từ phụ huynh học sinh không đủ chi phí phục vụ cho hoạt động bán trú, đề nghị UBND cấp huyện báo cáo HĐND cùng cấp quy định mức chi và hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ trong dự toán chi ngân sách địa phương từ năm 2018 trở đi.

Khi giao dự toán thu chi ngân sách Nhà nước cho các trường, UBND cấp huyện phải giao đủ quỹ tiền lương theo số lượng biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với biên chế chưa tuyển dụng, quỹ tiền lương cho 1 biên chế được tính bằng (2,34 x mức lương cơ sở + các khoản phụ cấp tương ứng + các khoản bảo hiểm bắt buộc, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành) x 12 tháng.

Các cơ sở giáo dục và người lao động phải thực hiện nghĩa vụ đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định hiện hành.

Tin, ảnh: Huế Thu 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Return to top