ClockThứ Năm, 30/11/2017 06:06
TRẢ LƯƠNG CHO ĐỘI NGŨ CẤP DƯỠNG Ở TRƯỜNG MẦM NON:

Nên phân vùng để có phương thức chi trả hợp lý

TTH - Trong bối cảnh nhiều trường mầm non, khi mà tiền ăn của các cháu, phụ huynh phải “trả góp” hàng ngày hoặc Nhà nước hỗ trợ hoàn toàn thì việc xã hội hóa để trả lương cho đội ngũ cấp dưỡng, giáo viên hợp đồng dự báo rất khó khăn.

Vẫn "khát" giáo viên mầm nonTrẻ thiệt thòi khi trường mầm non ítMiễn học phí cho trẻ mầm non ở vùng đặc biệt khó khănNâng cao chất lượng các trường mầm non ngoài công lậpTrường mầm non cho con công nhân: Chỉ có ở Scavi

Chị Nguyễn Thị Vinh Thanh, cấp dưỡng Trường mầm non Phú Mỹ 2 trong giờ làm việc

Thu nhập thấp

Chị Nguyễn Thị Vinh Thanh, cấp dưỡng Trường mầm non Phú  Mỹ 2  (Phú Vang) gắn bó với nghề đã 8 năm nay. Công việc của chị bắt đầu từ 7h sáng đến 4h chiều với mức thu nhập 2,1 triệu đồng/tháng. Chồng chị nghề nghiệp không ổn định, làm ruộng và phụ thợ nề. Với đồng lương thấp, may lắm chị cũng đủ đóng tiền học, tiền sữa cho hai con nhỏ. Chị bộc bạch, cả trường có 5 cấp dưỡng và một giáo viên hợp đồng. Chúng tôi luôn an ủi nhau “nghề chọn người” cố gắng bám công việc”.

Ông Lê Đình Phong, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Phú Vang cho biết: Toàn huyện có 130 nhân viên hợp đồng cấp dưỡng với mức lương dao động từ 1,9 triệu đến 2,8 triệu đồng/người/tháng. Kinh phí trả tiền cấp dưỡng lâu nay do ngân sách huyện cấp khoảng 1,9 triệu đồng/người/tháng và  phụ huynh đóng góp thêm 20.000 đồng - 35.000 đồng (tùy thuộc vào số cháu)/người/ tháng. Riêng các xã bãi ngang gặp rất nhiều khó khăn khi phụ huynh xin “trả góp” tiền ăn, tiền học phí theo ngày. 100% cấp dưỡng trên địa bàn đều không tham gia bảo hiểm xã hội do mức thu nhập thấp.

Chăm sóc bữa ăn cho các cháu mầm non

Thừa Thiên Huế có trên 1.000 cấp dưỡng. Theo quy định, nếu cứ 30 cháu ở nhà trẻ hoặc 50 cháu ở lớp mẫu giáo thì được ký 1 lao động hợp đồng làm công việc cấp dưỡng. Do thiếu kinh phí, toàn tỉnh vẫn còn thiếu 190 nhân viên cấp dưỡng. Thế nên, các trường xoay xở bằng cách huy động giáo viên trong trường phụ giúp trong giờ ăn trưa, ăn chiều của các cháu.

Nhiều địa phương không thể xã hội hóa

Lâu nay, nguồn kinh phí chi trả thù lao cho đội ngũ cấp  dưỡng tại các trường mầm non của một số địa phương nằm trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm theo Quyết định (QĐ) số 1722/ QĐ-UBND. Theo đó, trường hợp nhân viên hợp đồng vụ việc hưởng tiền công hàng tháng là 1,5 lần mức lương tối thiểu chung (khoảng 1,9 triệu đồng/người/tháng) và phụ cấp khu vực nếu có. Riêng hai huyện Nam Đông và A Lưới, toàn bộ từ ngân sách Nhà nước.

 Nên phân thành 3 vùng

 Làm việc với với lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo, quan điểm của sở về trả lương cho cấp dưỡng nên phân thành 3 vùng: Những vùng người dân có mức thu nhập tốt sẽ huy động xã hội hóa hoàn toàn để trả lương cho cấp dưỡng. Ở vùng nông thôn thì nên vừa xã hội hóa, vừa dựa vào ngân sách Nhà nước. Còn ở các vùng bãi ngang và miền núi thì ngân sách Nhà nước phải bao cấp hoàn toàn mới có thể huy động được bình quân 30% - 35% cháu nhà trẻ; 95% cháu mầm non đến lớp trong năm 2020. 

Khi UBND tỉnh ra Quyết định số 2268/QĐ-UBND ngày 30/9/2017 (hủy bỏ QĐ số 1722 ngày 24/8/2011), được thực thi thì nhiều địa phương không biết xoay xở thế nào. Ngoại trừ 3 địa phương là  TP. Huế, thị xã Hương Thủy và huyện Phú Lộc chi trả lương cấp dưỡng do phụ huynh đóng góp nên không bị ảnh hưởng.

Bà Hồ Thị Ngọc Như, Phó Trưởng phòng GD - ĐT TP. Huế cho biết: Thành phố có 352 nhân viên cấp dưỡng hợp đồng. Nguồn kinh phí trả lương được phụ huynh đóng góp với mức dao động từ 80.000 đến 150.000 đồng/em/tháng. Các cô được hưởng mức lương từ 3- 3,5 triệu đồng/người/tháng và đóng bảo hiểm xã hội theo mức lương tối thiểu vùng nên ổn định.

Ở A Lưới, tình hình khó khăn hơn khi mức lương trả cho cấp dưỡng phụ thuộc vào ngân sách của huyện. Ngay tiền ăn của các cháu 120.000 đồng/cháu/tháng cũng trích từ ngân sách Nhà nước. Toàn huyện có 95 cấp dưỡng và đang hưởng mức lương 2,8 triệu đồng/người/ tháng. Thế nên, khi Quyết định số 1722 không còn hiệu lực, A Lưới gặp rất nhiều khó khăn khi tháng 11 các cô vẫn chưa được nhận lương.

Ở huyện Phú Vang và Phong Điền, sau khi “cắt” ngân sách, các trường đã tự xoay xở để tạm ứng quỹ lương trả cho cho cấp dưỡng. Riêng ở thị xã Hương Trà đã ngưng trả lương từ ngân sách huyện từ tháng 10, nhân viên cấp dưỡng chỉ nhận lương do phụ huynh đóng góp nên rất ít. Như vậy, toàn tỉnh hiện chỉ có 7 địa bàn có nhân viên cấp dưỡng  được nhận nguyên lương đến tháng 11/2017. Tuy nhiên thời gian tới, nếu chỉ dựa vào xã hội hóa thì hầu như sẽ không đảm bảo được mức sống cho hàng trăm nhân viên này.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non

Làm cô giáo mầm non, cái nghề “sớm con muộn chồng” ấy trải qua biết bao câu chuyện buồn vui. Thật sự yêu nghề, mến trẻ bằng tất cả cái tâm sáng trong của một người mẹ thì các cô mới có thể làm tròn sứ mệnh của mình.

Chuyện nghề của những cô giáo mầm non
Hương Trà: Giao lưu “Bé vui khỏe với An toàn giao thông"

Ngày 9/11, Phòng GD&ĐT, Ban ATGT TX. Hương Trà phối hợp tổ chức Giao lưu “Bé vui khỏe với An toàn giao thông" năm học 2024 - 2025, thu hút 11 đội chơi là học sinh, phụ huynh và giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thị xã.

Hương Trà Giao lưu “Bé vui khỏe với An toàn giao thông
Để phụ huynh yên tâm với bữa ăn bán trú của con

Con vào lớp 1, học bán trú ở trường nên điều tôi lo lắng nhất là việc con ăn, ngủ vào buổi trưa ở trường như thế nào. Chất lượng bữa ăn có đảm bảo không. Bởi không như mầm non, con có thể đi muộn về sớm, rồi một ngày ngoài bữa ăn chính có nhiều cữ ăn phụ nên không lo con đói... Lên tiểu học, con phải xác định việc học là chính, nên muốn học tốt thì con phải ăn no, ngủ đủ giấc. Có lẽ đây cũng là lo lắng chung của phần lớn phụ huynh chứ không riêng gì bản thân tôi.

Để phụ huynh yên tâm với bữa ăn bán trú của con
Return to top