ClockChủ Nhật, 05/06/2022 08:30

Trân trọng từng sáng kiến của người lao động

Sau hơn sáu tháng phát động, Chương trình “1 triệu sáng kiến nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19” đã kết thúc giai đoạn 1, với hơn 654 nghìn sáng kiến, cải tiến được cập nhật trên Cổng trực tuyến. Chương trình đã làm sáng rõ hơn sự nỗ lực, tinh thần quyết tâm, sáng tạo của các cấp công đoàn và tự hào trí tuệ của người lao động Việt Nam.

Một triệu sáng kiến vượt khó, chiến thắng đại dịchThi đua sáng kiến nỗ lực vượt khó trong đoàn viên và người lao độngHiệu quả từ sáng tạo

 

Công nhân giỏi ngành cao-su Nguyễn Xuân Long có nhiều sáng kiến làm lợi cho ngành.

“Chiến dịch thi đua cao điểm 40 ngày”, Chương trình “1 triệu sáng kiến” góp phần đưa  giai đoạn 1 về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch. Nội dung các sáng kiến đa dạng trên các lĩnh vực; trong đó, rất nhiều sáng kiến thể hiện được sự sáng tạo của người lao động trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp. Nhiều sáng kiến có tính thích ứng cao với bối cảnh bình thường mới, đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất, công tác của cơ quan, đơn vị. Thống kê sơ bộ từ phần mềm trực tuyến, tính đến ngày 31/5/2022, các sáng kiến được cập nhật trên phần mềm trực tuyến của Chương trình có tổng giá trị làm lợi khoảng hơn 10 nghìn tỷ đồng.

Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Thanh Hải vui mừng ghi nhận: Đây là kết quả từ sự ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự đồng thuận về quan điểm của tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động nhằm phát huy năng lực sáng kiến, cải tiến của người lao động; sự đồng tâm hành động của mỗi người lao động ở từng lĩnh vực, từng vị trí việc làm, phải hành động sáng tạo, làm việc hiệu quả cao hơn của ngày hôm qua, của năm trước và của chính mỗi đoàn viên, người lao động trong hiện tại.

Chương trình đã thu hút số lượng sáng kiến nhiều nhất từ trước đến nay, khẳng định tiềm năng trí tuệ và sức sáng tạo phong phú của người lao động Việt Nam. 100% các đơn vị của cụm thi đua bảy tỉnh biên giới phía bắc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu; nhiều địa phương, cơ sở vượt chỉ tiêu giai đoạn 1 trước thời hạn như Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố: Nghệ An, Hà Tĩnh, TP Cần Thơ, Hà Nam, Long An, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc... Đáng chú ý, Liên đoàn Lao động một số tỉnh: Thanh Hóa, Bắc Giang, Hậu Giang, Cà Mau hoàn thành chỉ tiêu toàn bộ Chương trình.  Điển hình như Liên đoàn Lao động Hậu Giang, tỉnh nhỏ số lượng đoàn viên ít như công đoàn tỉnh Hậu Giang vừa hoàn thành sớm chỉ tiêu cả chương trình, vừa nằm trong top 10 đơn vị có nhiều sáng kiến nhất của cả nước ở giai đoạn 1.

Nhiều địa phương đã quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để có những bứt phá đầy ấn tượng; có thể kể đến Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh đã có bứt phá ngoạn mục trong những ngày cuối cùng của Chiến dịch cao điểm 40 ngày thi đua,  vượt lên giữ vị trí thứ 2 với gần 56,5 nghìn sáng kiến. Liên đoàn Lao động  thành phố Hà Nội từ vị trí thứ 10 đã vươn lên dẫn đầu số người đăng ký có sáng kiến và vị trí thứ ba với hơn 53 nghìn sáng kiến. Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng từ chỗ xếp thứ hạng gần cuối, chỉ sau 40 ngày tăng tốc, vươn lên vị trí thứ 16 trong số 82 đơn vị, cũng là đơn vị dẫn đầu của Cụm thi đua 10 Liên đoàn Lao động các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Để có được thành công này, từng cấp công đoàn đã sớm xây dựng kế hoạch, hướng dẫn phấn đấu theo mục tiêu chung; xây dựng và công khai chính sách khen thưởng cho các tập thể có thành tích cao, về đích sớm hay những cá nhân tích cực tham gia Chương trình… Cùng với đó là phân công cán bộ lãnh đạo trực tiếp phụ trách, theo dõi, kiểm tra, giám sát và đôn đốc việc triển khai thực hiện. 82 chuyên viên đến từ các ban chuyên môn của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, công đoàn Tổng công ty trực thuộc - “mỗi người làm việc bằng hai” - vừa tham mưu công tác chỉ đạo, vừa trực tiếp thao tác kỹ thuật để hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở bất kể thời gian, địa điểm và thường xuyên báo cáo kết quả...

Để đạt được những kết quả nêu trên đòi hỏi đội ngũ cán bộ công đoàn phải có năng lực chủ động tiếp cận, học hỏi, sáng tạo để áp dụng vào thực tiễn công việc và hướng dẫn cho đoàn viên, người lao động. Như đồng chí Nguyễn Văn Sỹ, chuyên viên Ban Chính sách-Pháp luật Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh; Phan Thị Hiền, chuyên viên Ban Tổ chức-Kiểm tra, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng... luôn đeo bám cơ sở, sát cánh bên đoàn viên, tìm tòi, phát hiện và áp dụng nhiều cách làm hiệu quả không chỉ cho địa phương, cho cụm thi đua mà còn phổ biến kinh nghiệm cho các đơn vị khác cùng thực hiện.

Tâm đắc với Chương trình “1 triệu sáng kiến” của tổ chức Công đoàn Việt Nam, ông  Akira Kikuchi, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam (huyện Gia Lâm, TP Hà Nội) khẳng định: Ở công ty chúng tôi, doanh nghiệp và công đoàn có mối quan hệ khăng khít như một gia đình và đều có mong muốn xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững. Vì coi nhau như gia đình cho nên khi có những khó khăn các thành viên cùng nhau hỗ trợ vượt qua và giúp nhau cơ hội phát triển bản thân.

Việc hỗ trợ hoạt động sáng tạo của người lao động không chỉ thể hiện qua lời nói mà qua những việc làm cụ thể. Thời gian tới, công ty sẽ xây dựng khu vườn ẩm thực để người lao động và người sử dụng lao động cùng ăn trưa với nhau; xây dựng siêu thị, khu vui chơi, giải trí để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Đó là không gian mở để người lao động thoải mái phát huy ý tưởng, sáng kiến.

Đáng chú ý, ngay tại giai đoạn 1 đã có gần 70 nghìn sáng kiến của công nhân lao động đang làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp và rất nhiều sáng kiến là của những người lao động không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đây là sự khởi sắc đáng mừng, bởi thực tế phần lớn công nhân, lao động trực tiếp không có trình độ cao về học vấn, nhưng trong quá trình lao động, họ lại là những người hiểu cặn kẽ công việc, dây chuyền sản xuất, từ đó xuất hiện những cải tiến, sáng kiến.

Phó Chủ tịch Thường trực Trần Thanh Hải khẳng định: Chúng ta trân trọng những sáng kiến có giá trị làm lợi cao, nhưng cũng cần khơi gợi, tạo điều kiện để người lao động tại cơ sở, đặc biệt là những công nhân trực tiếp sản xuất phát huy sáng kiến, cải tiến, qua đó góp phần tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tạo hiệu quả tối ưu nhất cho một chu kỳ sản phẩm... Không nên xem nhẹ sáng kiến của người lao động ở cấp cơ sở, dù có thể hiệu quả kinh tế không cao, nhưng lan tỏa được tinh thần cống hiến, đóng góp trí tuệ, công sức, chung tay khắc phục khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Theo nhandan.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”

Sau khi triển khai ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường mối quan hệ giữa 3 bên, gồm: Cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), Ban chỉ đạo (BCĐ) cấp xã và Tổ chức dịch vụ thu, số người tham gia các loại hình bảo hiểm tăng đột biến.

Hiệu quả từ phối hợp “3 bên”
“Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng”

Ngày 7/12, Hội Chữ thập đỏ (HCTĐ) tỉnh tổ chức phát động chương trình “Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng” gây quỹ nhân đạo. Chiến dịch được được Trung ương HCTĐ Việt Nam phát động, diễn ra từ ngày 23/11/2024 đến 28/4/2025.

“Triệu bước chân nhân ái – Tiếp nối trang sử vàng”
Sáng kiến hiệu quả giúp người dân tự nguyện giao nộp vũ khí

Với Công trình thanh niên “Tuyên truyền, vận động Nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo”, tuổi trẻ Công an Thừa Thiên Huế đã khơi gợi được sự thấu hiểu, đồng lòng và hưởng ứng của đông đảo người dân.

Sáng kiến hiệu quả giúp người dân tự nguyện giao nộp vũ khí
KỶ NIỆM 60 NĂM CHIẾN THẮNG BÌNH GIÃ (2/12/1964 – 2/12/2024)
Mãi mãi là mốc son

Cùng với thắng lợi của các chiến dịch Ba Gia, Đồng Xoài trong Đông Xuân 1964-1965, chiến thắng Bình Giã đã giúp quân và dân ta củng cố phương châm “tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt”, tạo thế và lực vươn lên giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vào mùa Xuân lịch sử 1975.

Mãi mãi là mốc son

TIN MỚI

Tin đăng tuyển dụng đà nẵng tại Vieclam24h
Return to top