ClockThứ Năm, 22/02/2018 06:21

Trên 20.000 công nhân trở lại làm việc sau tết

TTH - Từ ngày 20/2 (mồng 5 tết), nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bắt đầu trở lại làm việc, khởi động cho một năm mới với những kế hoạch và dự định mới.

Loay hoay tìm người giúp việc sau tếtChính sách giữ chân tốt, công nhân không bỏ việc sau TếtHàng nghìn người làm hộ chiếu, chứng minh nhân dân đầu năm

Những sản phẩm may xuất khẩu đầu tiên ra đời trong năm mới Mậu Tuất

Vào việc

Gác lại những buổi sum họp gia đình, 6 giờ sáng ngày 20/2 (mồng 5 tết), anh Nguyễn Văn Thạnh, trú tại phường Hương Sơ, TP. Huế cùng với 4 ngàn công nhân của Công ty CP Dệt may Huế bắt đầu ngày làm việc của năm mới Mậu Tuất 2018.

“Rất vui khi gặp lại anh chị em trong nhà máy sau những ngày nghỉ tết. Ngày làm việc đầu năm mới, tất cả công nhân đều nhận được bao lì xì và đón nhận tin vui khi công ty có quyết định hỗ trợ toàn bộ công nhân chế độ tiền lương trong tháng 2/2018 vì nếu chấm công, trong tháng 2 chỉ có 19 ngày làm việc nên mức lương của anh em công nhân rất thấp”, Thạnh chia sẻ.

Phó Tổng Giám đốc công ty, ông Nguyễn Văn Phong phấn khởi, niềm vui lớn nhất trong năm mới 2018 là đơn vị đã nhận đơn hàng đến hết tháng 6, đồng thời phát triển thêm sản phẩm mới, khai thác thêm nhiều đối tác tiềm năng ở các thị trường Mỹ, Canada. Tết Mậu Tuất 2018, công ty đã chi 20 tỷ đồng hỗ trợ cho 4 ngàn CBCNV-LĐ và được chia làm 3 đợt, trong đó đợt 1 hỗ trợ 1 tháng lương, đợt 2 hỗ trợ 0,5 tháng lương và sau tết tiếp tục hỗ trợ vào quỹ lương của tháng 2/2018.

“Năm 2018, với việc tiếp nhận thêm nhà máy may của Tập đoàn Dệt may Việt Nam tại Quảng Bình và đưa vào hoạt động nhà máy may 4 ở Khu công nghiệp Phú Đa, công việc của công ty sẽ tăng lên gấp đôi và số lượng lao động sẽ nâng lên thành 6 ngàn người. Để phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống cho CBCNV, ngoài việc nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường, DN phải thay đổi cách thức quản lý, trong đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm quản lý nhằm tăng năng suất và tiết giảm nhân công. Năm 2018, công ty đầu tư 200 tỷ đồng trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất”, ông Phong nhấn mạnh.

Không khí sản xuất tại Nhà máy gạch ốp lát tại Khu công nghiệp La Sơn

Nhà máy sản xuất gạch ốp lát của Công ty TNHH Vitto Phú Lộc tại Khu công nghiệp La Sơn, trong sáng mồng 5 tết, 50% công nhân khẩn trương dọn dẹp vệ sinh toàn nhà máy để bắt đầu vận hành sản xuất, cho ra lò những viên gạch đầu tiên phục vụ khách hàng.

“Dù không khí xuân vẫn còn, song do đặc thù công việc nên anh em phải gác lại mọi thứ để bắt tay vào việc, khởi động cho năm mới với mong muốn giúp công ty hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra”, công nhân Nguyễn Văn Nam chia sẻ.

Trưởng phòng Tổ chức công ty, ông Trần Hữu Thiện thông tin, bước vào năm mới Mậu Tuất, công ty chính thức đưa vào hoạt động nhà máy 2 với công suất 7,2 triệu m2/năm và tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng. Hiện, công ty đang chạy thử và đầu tháng 3/2018 nhà máy sẽ vận hành chính thức, giải quyết việc làm cho thêm 300 lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu gạch cho thị trường.

Kế hoạch mới

Sáng mồng 5 tết, 120 CBCNV-LĐ Nhà máy gạch Tuynen 1-5 ở xã Phong An (Phong Điền) chính thức trở lại làm việc sau những ngày nghỉ tết bên gia đình.

 “Vì đặc thù công việc nên trong những nghỉ tết Nguyên đán, anh em bộ phận lò đốt vẫn luân phiên đến trực lò sấy để đảm bảo công việc chung của nhà máy. Để tạo không khí tết cho anh em, nhà máy chuẩn bị đầy đủ bánh chưng, mứt gừng và vui hơn khi được gặp lại anh em trong những ngày đầu năm mới”, công nhân Hoàng Minh chia sẻ. 

Giám đốc nhà máy, ông Hoàng Ngọc Ánh cho rằng, sản xuất gạch là ngành đặc thù với quy trình vận hành máy móc, lò đốt quy mô lớn và tiêu hao nhiều nhiên liệu, vì vậy quá trình sản xuất phải đảm bảo liên tục và thường xuyên. Theo kế hoạch, năm 2018 nhà máy sản xuất 26 triệu viên gạch, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh nên CBCNV, đặc biệt là bộ phận sản xuất phải đi làm sớm hơn các đơn vị kinh doanh khác để đảm bảo đủ số lượng hàng cho khách.

Cùng với các đơn vị sản xuất kinh doanh, nhiều DN kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh cũng đồng loạt ra quân thực hiện những đơn hàng đầu năm Mậu Tuất. Trong ngày mồng 5 tết, trên 30 CBCNV Công ty CP In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế bắt tay vào công việc in ấn cho các đối tác trong và ngoài tỉnh, khởi đầu một năm mới với những kế hoạch và chiến lược mới.

Ông Đào Hoàng Nam (Trưởng phòng Tổ chức-Kinh doanh) thông tin, năm nay đơn vị nhận thêm nhiều đơn hàng lớn và có giá trị cao nên đời sống của CBCNV hy vọng ổn định. Hiện, công ty đã ký hợp đồng in ấn sách giáo khoa, báo và tạp chí đến hết quý I, đồng thời chuẩn bị đưa vào hoạt động xưởng in 2 với tổng mức đầu tư 2,5 tỷ đồng tại cụm công nghiệp Hương Sơ (TP. Huế) nên công việc của những ngày đầu năm mới khá nhiều.

“Để nâng cao chất lượng và tăng số lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, công ty vừa đầu tư 2 tỷ đồng trang bị 2 máy in và xuất kẽm, đồng thời dốc sức triển khai xây dựng nhà máy mới kịp đưa vào hoạt động tháng 3/2018 nhằm từng bước thực hiện việc chuyển địa điểm ra khỏi trung tâm thành phố vào năm 2020 của UBND tỉnh”, ông Nam cho biết.

Hôm nay, 21/2 (tức mồng 6 tết), trên 20 ngàn công nhân tại các khu, cụm công nghiệp và các địa phương trong tỉnh đồng loạt ra quân sản xuất kinh doanh các lĩnh vực như chế biến thủy sản, dăm gỗ, dệt may, gạch men, bia…, đồng thời đẩy nhanh tiến độ các dự án mới và nỗ lực tìm kiếm đối tác với mục tiêu thúc đẩy hoạt động sản xuất ngày càng phát triển.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại Phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 8/10.

Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Hai Nhánh - Quãng sông bi hùng - Kỳ 1: Ký ức khó phai mờ

Từ cuối Xuân đến đầu Thu năm nay, tôi đã nhiều lần trở lại vùng sông Hai Nhánh. Và để đến được nơi này không thể không cám ơn sự giúp đỡ của Thị ủy Hương Thủy, của chính quyền xã Dương Hòa và gia đình Cựu chiến binh Hồ Đắc Lực. Do không có đường bộ nên nhờ có họ mà chúng tôi mới có dịp theo thuyền thăm lại chiến khu xưa.

Hai Nhánh - Quãng sông bi hùng - Kỳ 1 Ký ức khó phai mờ

TIN MỚI

Return to top