ClockThứ Sáu, 16/08/2019 06:31
KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY TÁI LẬP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (1/7/1989 – 1/7/2019)

Trưởng thành vượt bậc về quy mô, tầm vóc, diện mạo

TTH - Ngày 30/6/1989, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết về việc phân định địa giới hành chính, chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Ngày 1/7/1989, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức được tái lập, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử xây dựng và phát triển.

Ngày 17/8 sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Đô thị Huế ngày càng khang trang. Ảnh: Nguyễn Phong

30 năm qua, tranh thủ ngoại lực và phát huy nội lực, Đảng bộ, quân và dân trong tỉnh đã đồng tâm nhất trí, vượt khó vươn lên, tiếp tục đạt được những thành tựu hết sức quan trọng và toàn diện.

Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng 81,6 lần

Sau khi tái lập, Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xác định rõ các ngành trọng điểm, các vùng kinh tế, khu công nghiệp, đề ra 4 mũi nhọn kinh tế, các chương trình KT - XH trọng điểm, các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu thực hiện. Trong đó, khai thác một số ngành có lợi thế, tạo giá trị gia tăng, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định là một trung tâm có thương hiệu quốc gia và khu vực; phát triển một số ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, chế biến sâu, có giá trị xuất khẩu; nông nghiệp phát triển theo hướng phục vụ đô thị và du lịch; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

 Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư Hàn Quốc vào Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Từ lộ trình và bước đi được xây dựng, triển khai, nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực dựa trên tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản, giáo dục, y tế và các dịch vụ du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1989 - 2018 là 7,2%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng gấp 7 lần (so với năm 2010). Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2018 đạt 40,8 triệu đồng, gấp 81,6 lần so với năm 1990. Thu ngân sách nhà nước năm 2018 đạt 7.788,5 tỷ đồng. Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, chiếm 55,7% GRDP, đóng vai trò chủ lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Du lịch phát triển khá nhanh cả về quy mô và chất lượng, hướng đến ngành kinh tế mũi nhọn. Công tác thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến, giai đoạn 2009 - 2018 thu hút 387 dự án với tổng vốn đăng ký 100 nghìn tỷ đồng.

Đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư, cải thiện, góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế địa phương. Đặc biệt, tập trung đầu tư giao thông, chấm dứt tình trạng chia cắt giữa các vùng, miền, nhất là vùng đồng bằng, ven biển. Đô thị được quy hoạch, đầu tư xây dựng theo các lợi thế và bản sắc riêng là “đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện môi trường”.

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, tỉnh đã phát huy và khẳng định vị thế 4 trung tâm: văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước; y tế chuyên sâu; khoa học - công nghệ; giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

Công tác xoá đói, giảm nghèo được triển khai tích cực, đồng bộ, có chiều sâu trên diện rộng; toàn tỉnh hiện nay chỉ còn 5,03% hộ nghèo. Đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được cải thiện, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ địa cách mạng và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Chuyển dịch theo hướng tăng trưởng xanh

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, những thành tựu đạt được sau 30 năm tái lập tỉnh đã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc cả về quy mô, tầm vóc, diện mạo, cũng như về trình độ và chất lượng; tạo thế và lực mới cho tỉnh trên con đường phát triển và hội nhập.

Bài học kinh nghiệm trong 30 năm xây dựng và phát triển của tỉnh là luôn chăm lo củng cố, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng khối đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, có sức chiến đấu cao, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Đột phá trong đổi mới tư duy phát triển với quyết tâm chính trị cao; quán triệt, vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách vào thực tiễn địa phương, tạo động lực mạnh mẽ huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực; chủ động hội nhập quốc tế, liên kết với các tỉnh, thành tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để mở rộng không gian phát triển. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, chủ động bám sát tình hình thực tiễn địa phương để kịp thời đề ra các chủ trương, giải pháp đồng bộ và tập trung thực hiện quyết liệt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm, gắn trước mắt với lâu dài…

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, kỷ niệm 30 năm Ngày tái lập tỉnh là dịp để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh đánh giá lại những thành tựu đã đạt được; đoàn kết, phấn đấu xây dựng Đảng bộ, chính quyền ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, phấn đấu trở thành một trung tâm kinh tế của vùng trọng điểm kinh tế miền Trung và cả nước. Tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh và kinh tế tri thức. Đẩy mạnh phát triển công nghệ thông tin; xây dựng và ứng dụng dịch vụ đô thị thông minh, đáp ứng nhu cầu điều hành đô thị thông minh của tỉnh, hướng đến phục vụ Nhân dân hiệu quả hơn.

Hai nhà đầu tư chiến lược

Trong hồi ký của mình, ông Phạm Bá Diễn, Chủ tịch UBND tỉnh giai đoạn 1989 - 1994 có nhắc đến những khó khăn về kinh tế sau khi tái lập tỉnh do chưa có giải pháp đột phá. Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh đã thảo luận nhiều lần và cuối cùng thông qua phương án nên mở một nhà máy bia. Đó là tiền đề để tỉnh chọn đối tác liên doanh Đan Mạch cho ra đời Nhà máy Bia Huế như hiện nay với đóng góp ngân sách cho tỉnh mỗi năm hàng ngàn tỉ đồng.

Với mong muốn dựa vào nguồn tài nguyên hiện có của tỉnh để phát triển kinh tế, qua nhiều lần bàn thảo và xúc tiến đầu tư, Nhà máy xi măng Luksvaxi với liên doanh Hồng Kông đã ra đời, công suất ban đầu 500.000 tấn/năm. Hàng năm, nhà máy này cũng đóng góp cho ngân sách tỉnh nguồn thu ngân sách đáng kể.

 Thái Sơn

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top