ClockThứ Bảy, 30/12/2017 05:46

Từ những điều bình dị

TTH - Từ phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, toàn tỉnh đã có nhiều tấm gương điển hình về học Bác. Học Bác từ những công việc làm hằng ngày của mỗi đơn vị, cá nhân cùng những việc làm bình dị nhưng ý nghĩa.

Gắn học Bác với thực hiện tốt công tác hộiTrưng bày những kỷ vật gốc về Bác“Tháng 5 nhớ Bác”Nhớ lời Bác Hồ kêu gọi tập thể dục thể thaoMùa xuân, nửa thế kỷ trước, Bác Hồ đã nói…Những tấm thẻ cử tri của bác Hồ

Cô và cháu Trường mầm non Thủy Xuân bên những vườn cây xanh tự làm, tự chăm sóc

1. Với ông Lê Văn Thứ, xã Quảng An (Quảng Điền), học Bác bắt nguồn từ câu chuyện về tấm lòng của Bác đối với nông dân.

Ông Thứ trò chuyện: “Ngày Bác Hồ đến thăm HTX Vĩnh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), sau khi nói chuyện với cán bộ và Nhân dân, Bác nói cho Bác đi thăm một số gia đình. Lãnh đạo xã và huyện mời Bác đi và dẫn Bác theo con đường có mấy nhà đã chuẩn bị từ trước. Nhưng Bác xua tay nói: "Để Bác tự đi để biết đúng thực tế". Nói rồi Bác đi theo con đường khác.

Bác đi vào nhà một gia đình nông dân bình thường có ngôi nhà tranh nhỏ bé. Sau khi nói chuyện, hỏi thăm cặn kẽ cuộc sống của gia đình, Bác lại tiếp tục đi thăm một số gia đình nông dân khác để hiểu rõ hơn cuộc sống của họ. Bác Hồ là thế đấy, rất gần gũi, chân tình và luôn sâu sát với người nông dân”.

Cảm phục trước tấm gương của Bác, vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, ông Thứ luôn trăn trở, làm thế nào để phát triển kinh tế cho gia đình và bà con. “Quê hương Quảng An đã cho tôi nhiều thứ. Đó là đất, là ruộng, là vườn, là tình cảm của bà con chòm xóm. Ngày ngày bám đất, bám ruộng, bám vườn, tôi chịu khó mày mò, học hỏi kinh nghiệm để mạnh dạn áp dụng nhiều mô hình sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế không chỉ cho bản thân mà cho các xã viên trong HTX.”, ông Lê Văn Thứ giải bày.

Từ một nông dân chân lấm tay bùn, ông Lê Văn Thứ sớm trở thành đảng viên, rồi giữ cương vị Giám đốc HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Đông Phú – một trong những HTX nông nghiệp dẫn đầu về sản xuất kinh doanh của tỉnh. Nhờ cung ứng giống đảm bảo chất lượng, phù hợp với cơ cấu tại địa phương, nên năng suất và chất lượng sản phẩm của các thành viên trong HTX không ngừng tăng.

Sau nhiều vụ tổ chức khảo nghiệm thành công, HTX sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Đông Phú vận động bà con nông dân đưa giống lúa TH5 vào sản xuất trên 100% diện tích, cho năng suất và chất lượng cao. Nhiều năm qua, năng suất lúa tại HTX luôn dẫn đầu toàn tỉnh, bình quân từ 70 tạ đến 72,5 tạ/ha. Đây là yếu tố góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, ổn định đời sống cho các thành viên trong HTX và nông dân.

2. Hơn 30 năm trong nghề nuôi dạy trẻ, cô giáo Hồ Thị Kiều Chinh, Hiệu trưởng Trường mầm non Thủy Xuân (TP. Huế) luôn là đầu tàu, gương mẫu để các thế hệ cô giáo học tập, noi theo. “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôn gương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo...”. Lời dặn ấy của Bác Hồ đã thôi thúc cô giáo Kiều Chinh và đồng nghiệp luôn phấn đấu.

Trường mầm non Thủy Xuân vốn là một trong hai ngôi trường khó khăn nhất của TP. Huế, cơ sở vật chất thiếu thốn ảnh hưởng không nhỏ đến dạy và học. "Để khắc phục khó khăn, các cô mày mò tự làm đồ dùng học tập để phục vụ cho việc dạy, chăm sóc các cháu, tận dụng những vật dụng hằng ngày để làm những chậu hoa bằng chai nhựa, trồng cây xanh trên những lốp xe ô tô cũ. Tuy chỉ là việc làm nhỏ, nhưng mỗi tháng trường cũng tiết kiệm được một khoản tiền nho nhỏ. Qua thời gian, Trường mầm non Thủy Xuân là một trong những ngôi trường không chỉ dạy tốt, học tốt, mà còn có cơ sở vật chất; môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn thuộc loại khá của thành phố. Năm 2016, Trường mầm non Thủy Xuân đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1, với 3 cơ sở, 592 cháu đang theo học ở 16 nhóm lớp”, cô Hồ Thị Kiều Chinh tâm sự. 

3. Tấm gương học tập suốt đời của Bác cũng đã khích lệ rất lớn đến phong trào học tập, rèn đức, luyện tài của nhiều cá nhân, dòng họ. Trong câu chuyện với những người cao niên dòng họ Võ Đại, xã Lộc Bổn (Phú Lộc) ai cũng tự hào về thành tích mà con cháu dòng tộc mình đã đỗ đạt.

Họ Võ Đại giờ không hiếm người là tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân. “Gia đình ông Võ Đại Quyền có 2 con là Tiến sĩ Y khoa, Tiến sĩ – Kỹ sư xây dựng... Nhiều gia đình liên tục trong nhiều năm được họ Võ Đại phát thưởng vì sự hiếu học.

Hơn 20 năm qua, dòng họ Võ Đại luôn duy trì phong trào khuyến học, khuyến tài. Hiện con dân trong dòng họ Võ Đại đang quyết tâm phấn đấu thực hiện phong trào “3 chữ hiếu” và “3 không”. Đó là, hiếu học, hiếu hòa, hiếu nghĩa; không thất học, không đói nghèo và không tội phạm”, ông Võ Đại Thể, Trưởng họ Võ Đại tự hào.

ANH PHONG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lá cờ đầu trong phong trào thi đua

Liên tục hai năm 2023 và 2024 được Bộ Tư lệnh Quân khu 4 tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, Ban chỉ huy Quân sự (CHQS) phường Tứ Hạ là “Lá cờ đầu” trong phong trào thi đua của lực lượng vũ trang (LLVT) TX. Hương Trà.

Lá cờ đầu trong phong trào thi đua
Năng động trong các phong trào, hoạt động

Các cấp hội nông dân (HND) trên địa bàn đã tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKD), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn hội viên, nông dân (HVND) phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, các mô hình liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị…

Năng động trong các phong trào, hoạt động
Tiếp tục thực hiện phong trào Chủ nhật xanh trong ngành giáo dục

Ngày 8/12, các trường học trên địa bàn tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình 90 phút sáng Chủ nhật xây dựng cơ quan, trường học xanh - sạch - sáng. Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện phong trào Chủ nhật xanh tại các trường.

Tiếp tục thực hiện phong trào Chủ nhật xanh trong ngành giáo dục
Return to top