ClockThứ Năm, 23/05/2019 13:35

Bàn giải pháp phát triển đô thị Huế đến năm 2025

TTH.VN - Sáng 23/5, Thành ủy Huế tổ chức hội nghị Thành ủy lần thứ 14 nhằm đánh giá kết quả sau 10 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020 và sơ kết 7 năm thực hiện chương trình hành động về giáo dục và đào tạo.

Tăng cường tuyên truyền phong trào Chủ nhật xanh và xây dựng đô thị thông minhGiải pháp thành phố thông minh tại Thừa Thiên Huế được trao giải “Sáng tạo châu Á”Xây dựng đường hoa ven sông Như ÝHướng đến đô thị thông minh

Phát triển hạ tầng giao thông nội đô là một trong những giải pháp được Thành ủy Huế đề ra từ nay đến năm 2025

Qua 10 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị, bộ mặt đô thị Huế ngày càng khang trang, sạch đẹp, ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan đô thị… đạt nhiều kết quả khả quan.

Trong đó, TP đã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hiện đã triển khai các dự án nâng cấp đô thị Huế, các dự án phát triển hạ tầng, chỉnh trang đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường; đầu tư hệ thống chiếu sáng, hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, khu tái định cư. Tập trung phát triển các ngành kinh tế, tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ- công nghiệp- nông nghiệp; phát triển lĩnh vực thương mại, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; phát triển văn hóa và xây dựng trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa Huế…

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và bàn giải pháp phát triển đô thị Huế đến năm 2025, trong đó sẽ phát triển hạ tầng kỹ thuật, ưu tiên khu vực nội đô, tập trung triển khai các dự án nâng cấp đô thị Huế; các dự án phát triển du lịch, giáo dục, văn hóa; phát triển hệ thống giao thông đối ngoại, giao thông nội thị; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đô thị và phát triển các lĩnh vực kinh tế.

Cùng với đề án xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020, Thành ủy cũng sơ kết 7 năm thực hiện chương trình hành động về giáo dục và đào tạo, trong đó hiệu quả mang lại đó là thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp, như phát triển quy mô, mạng lưới, tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất trường lớp, thiết bị dạy học…; đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đại trà và chất lượng học sinh giỏi, năng khiếu.

Tin, ảnh: Thanh Hương

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng

Ngày 28/10, ông Trần Xuân Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức gala thơ nhạc “Chút tình với Huế” thu về 600 triệu đồng nhằm sẻ chia các dự án cộng đồng tại quê hương.

Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng

TIN MỚI

Return to top