ClockThứ Năm, 26/03/2020 14:00

Đoàn kết là sức mạnh để phát triển

TTH - 90 năm qua, phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân trong tỉnh luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách để phát triển không ngừng.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đấu tranh phòng, chống tham nhũngTinh gọn bộ máy để hoạt động hiệu quảĐột phá hơn nữa trong phát triển

Về sự kiện kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng bộ tỉnh, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu cho biết: Đảng bộ Thừa Thiên Huế là một trong những đảng bộ ra đời sớm, vào đầu tháng 4/1930 trên cơ sở hợp nhất hai tổ chức Cộng sản ở Thừa Thiên Huế là Đông Dương Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Từ đó đến nay, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo Nhân dân vượt qua muôn vàn thử thách qua các chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng.

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu

Thưa đồng chí, sự ra đời của Đảng bộ tỉnh có ý nghĩa như thế nào đối với Cách mạng Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng?

Cùng với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự ra đời của Đảng bộ tỉnh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Từ đây, sự nghiệp đấu tranh cách mạng của quân và dân toàn tỉnh dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng đã được Đảng bộ tỉnh trực tiếp lãnh đạo, tiếp tục viết nên những trang sử hào hùng.

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng bộ đã lãnh đạo Nhân dân tích cực tham gia các phong trào cách mạng rộng lớn với đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân tháng Tám năm 1945.

Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo quân và dân toàn tỉnh vượt mọi khó khăn, gian khổ, kháng chiến “toàn dân, toàn diện”, góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. 21 năm tiếp theo của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cả nước tự hào về Thừa Thiên Huế - góp phần vẻ vang vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, xứng đáng là một trong những ngọn cờ đầu của miền Nam anh dũng, kiên cường. Với khí thế hào hùng, ngày 26/3/1975, lá cờ cách mạng lại kiêu hãnh tung bay trên bầu trời Cố đô Huế, góp phần quan trọng làm nên đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (bên phải) kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

90 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu. Vậy theo đồng chí, bài học kinh nghiệm xuyên suốt được Đảng bộ tỉnh đúc rút trong quá trình lãnh đạo cách mạng là gì?

Có rất nhiều bài học kinh nghiệm xuyên suốt được Đảng bộ tỉnh đúc rút trong quá trình lãnh đạo cách mạng của mình. Bài học kinh nghiệm lớn nhất chính là nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta phải khẳng định, sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Chính Nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân. Bài học nữa đó là không ngừng củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Trước yêu cầu, nhiệm vụ mới về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Đảng bộ tỉnh cần tập trung vào những vấn đề gì, thưa đồng chí?

Đó là, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị (khóa XII), đẩy mạnh đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật. Kết hợp giữa “xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có hiệu quả, nhất là những vụ việc gây bức xúc trong dư luận để củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.

Tiếp tục xây dựng và thực hiện hiệu quả phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”. Đẩy mạnh việc chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức để ngăn ngừa, phòng chống tham nhũng. Xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng tố cáo về tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao tính sáng tạo, chủ động của cấp ủy, tổ chức Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng.

Thưa đồng chí, Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đã xác định rõ hướng phát triển của tỉnh. Nhiệm kỳ tới, Đảng bộ tỉnh cần chú trọng đến vấn đề gì?

Năm 2020 đã và đang mở ra nhiều thời cơ và vận hội mới đối với tỉnh khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 54 về những cơ chế đặc thù cho sự phát triển của tỉnh. Nhiệm vụ cấp bách cũng như trước mắt của Đảng bộ tỉnh là huy động cả hệ thống chính trị cùng người dân chung sức, chung lòng để triển khai thực hiện Nghị quyết đạt kết quả cao nhất.

Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI xác định: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương”.

Vì vậy, phương hướng, mục tiêu phát triển của tỉnh trong thời kỳ 2020 - 2025 được Đảng bộ đặt ra là: “… Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh; xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu...”.

Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ trên, có rất nhiều việc phải làm, ngoài cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng đổi mới sáng tạo; phát triển nhanh, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm sự hài hòa giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế…, vấn đề quan trọng nhất chính là tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh; tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện các nhóm giải pháp đột phá chiến lược để phát triển.

Vững bước dưới lá cờ vinh quang của Đảng, chúng ta quyết tâm đoàn kết nhất trí, phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, lòng yêu quê hương đất nước, ý chí tự lực, tự cường và sức sáng tạo; tiếp tục dấy lên phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Trước mắt, tiến hành tốt Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Đó cũng là cách bày tỏ niềm tự hào, tin tưởng của chúng ta với Đảng quang vinh, với Bác Hồ vĩ đại, xứng đáng với sự tin cậy của Nhân dân.

ANH PHONG (Thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Return to top