ClockThứ Ba, 25/08/2020 06:30
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVI VÀ ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XIII

Tìm người tài thực sự trong công tác cán bộ

TTH - Mỗi lần Đại hội Đảng cũng là một dịp rà soát, đánh giá, chọn người cho đội ngũ có đủ năng lực lãnh đạo đất nước. Lâu nay, chúng ta vẫn xác định cần phải phát hiện người tài, nhưng làm như thế nào tìm người có tài thực chất là vấn đề cần bàn.

Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển nhanh và bền vữngKhai mạc Đại hội đại biểu Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh lần thứ VII

Bỏ phiếu bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Công an, tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ảnh: Anh Phong

1. Thời phong kiến, các bậc vua hiền ở triều đại nào cũng đều chăm lo phát hiện người tài, bồi đắp nguyên khí quốc gia. Bác Hồ trong quá trình hoạt động cách mạng cũng luôn đề cao vai trò cán bộ, lựa chọn người tài, xem đó là gốc rễ của mọi thành công. Với tầm nhìn xa trông rộng, Bác và Đảng ta vận dụng tư tưởng những nhà hiền triết ngày xưa trong công tác phát hiện nhân tài cho kiến thiết đất nước. Sau Cách mạng tháng Tám, tình thế đất nước  nghìn cân treo sợi tóc, Bác Hồ khẳng định: “Kiến quốc cần phải có nhân tài”.

Năm 1946, Người đăng bức thư: “Tìm người tài đức” trên báo Cứu quốc, kêu gọi đồng bào cả nước “thấy ở đâu có người tài giỏi thì mách báo cho Chính phủ để mời làm việc”.

Người rất coi trọng công tác cán bộ, trọng dụng nhân tài, không hẹp hòi, mặc cảm về thành phần xuất thân, miễn là họ có tài, có tâm với đất nước để đưa họ vào hàng ngũ cách mạng. Trong số đó có nhiều nhân sĩ, trí thức, người tài không phải là đảng viên, thậm chí có người từng giữ chức vụ cao trong chế độ cũ. Sau này, chính họ là những người tham gia vào hàng ngũ lãnh đạo và đã có nhiều cống hiến to lớn cho kháng chiến, xây dựng đất nước.

2. Trong các văn bản gần đây, Đảng ta đã chỉ ra là phải “tìm người tài cho bộ máy”. Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đã nêu: “Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng với người tài năng”.

Đáng tiếc, nhiều năm nay, chúng ta vẫn chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể. Các quy định đề bạt lãnh đạo, tuyển dụng cán bộ đều lấy tiêu chí về bằng cấp, học hàm, học vị làm điều kiện chính  ngay từ  đầu. Bên cạnh đó đòi hỏi phải có đủ các chứng chỉ: Ngoại ngữ, tin học, quản lý hành chính, chuyên viên chính... Không đủ  là bị loại ngay hoặc không được đưa vào quy hoạch và bổ nhiệm. Từ xem nặng bằng cấp dẫn đến hệ quả phần lớn học sinh học xong phổ thông đều hướng vào đại học, cán bộ trong cơ quan tìm cách đi học để hợp thức hóa cho đủ chứng chỉ. Tấm bằng như “bùa hộ mệnh” cho thăng quan, tiến chức, nhiều lúc không cần tính đến năng lực, hiệu quả công việc...

Một vấn đề tế nhị về một số lãnh đạo thiếu tâm không muốn người khác hơn mình, nhất là những người có thể “đe dọa” đến cái ghế đang ngồi. Người có tài hay có năng lực thực sự lại không thích những chuyện “nhập nhèm”, bon chen, không nịnh bợ nên khó lọt vào tầm ngắm. Những nơi có biểu hiện ê kíp, cục bộ, lợi ích nhóm thì người có năng lực không phải là sự lựa chọn hàng đầu cho quy hoạch, đề bạt. Bên cạnh đó, căn bệnh chạy chức, chạy quyền đang còn là một vấn nạn. Những người có năng lực nhưng không “chạy” thì cũng khó mà lọt vào  được “vòng trong”.

Chính sách thu hút người tài, có hàm lượng chất xám cao đã được nhiều ngành, địa phương đưa ra nhưng thực tế phát huy hiệu quả chưa cao. Với những người thực tài, có tâm huyết thì vật chất, chức quyền không phải là tất cả, có khi chỉ cần môi trường lành mạnh để phát huy sở trường.

Bài học về phát hiện, thu dụng người tài của Bác Hồ sau Cách mạng tháng Tám đã cho chúng ta rút ra bài học. Ông Trần Đại Nghĩa từ bỏ cuộc sống nhung lụa, lương tháng tương đương 28 lượng vàng (vào thời điểm đó) đã theo Bác về nước, lên chiến khu phục vụ cho kháng chiến. Rất nhiều trí thức giỏi ở nước ngoài tự nguyện về nước, không màng danh lợi, vật chất và sau này đã trở thành nhân tố không thể thiếu cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

3.  Trong cơ chế của chúng ta hiện nay, nhân sự cơ quan đều do cấp ủy Đảng lựa chọn, quy hoạch theo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong Đảng. Thế nhưng cách chọn người lại phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cá nhân lãnh đạo. Cho nên, yêu cầu đặt ra là người đứng đầu phải thực sự minh chính, khách quan, trọng dụng người tài mới tìm được người thực tài.

Mặt khác, phải có những bộ tiêu chí xác định tiêu chuẩn cụ thể về bằng cấp, tay nghề, năng khiếu, khả năng xử lý công việc và định lượng (tương đối) về hiệu quả. Phân định nhóm lĩnh vực về quản lý của Đảng, Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, quản lý doanh nghiệp...để có căn cứ xác định người tài (giỏi) ở từng lĩnh vực. Từ đó, quy định tiêu chuẩn cụ thể trong tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm theo đúng mục đích là chọn được người tài. Không nên quy định chung như hiện nay, mỗi cơ quan, địa phương vận dụng khác nhau, lợi dụng sơ hở để tuyển dụng hoặc đề bạt người không có khả năng thực chất. Xác định bằng cấp chỉ là điều kiện “cần”, làm việc hiệu quả, năng suất cao mới là “đủ” ở từng con người cụ thể.

Công tác tổ chức cần nhìn nhận từ góc độ thực tiễn, có những tiêu chí đổi mới, khoa học làm cẩm nang để tìm ra những người thực tài cho Đảng, cho đất nước. Đó chính là yêu cầu và mục đích trong công tác cán bộ.

NGUYỄN AN HÒA

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bế mạc lớp tập huấn nghiệp vụ biên phòng cho cán bộ quân đội Lào

Chiều 28/10, tại Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (xã Hương Thọ), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức bế mạc lớp tập huấn nghiệp vụ biên phòng cho cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan - Lào. Trung tá Trần Minh Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ - Phó Chỉ huy trưởng, Kiêm Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh dự và chỉ đạo buổi lễ.

Bế mạc lớp tập huấn nghiệp vụ biên phòng cho cán bộ quân đội Lào
Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin trong kỷ nguyên số đã làm thay đổi mạnh mẽ hoạt động truyền thông của thư viện. Nếu làm tốt công tác truyền thông thì cộng đồng sẽ dễ dàng nhận diện rõ được vai trò, đóng góp của thư viện, giúp cộng đồng nhận biết, có ấn tượng tốt, kích thích việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của thư viện nhiều hơn. Đó là một trong nhiều nhận định được các chuyên gia, những người làm công tác thư viện đưa ra khi bàn về việc truyền thông, quảng bá văn hóa đọc trong đời sống hiện nay.

Truyền thông chuyên nghiệp cho công tác thư viện
Trách nhiệm với công tác tuyển quân

Gần 30 năm đảm nhiệm công tác tuyển quân, Thiếu tá Quân nhân chuyên nghiệp Trần Xuân Toản, nhân viên Quân lực, Ban Tham mưu, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Nam Đông luôn khắc phục khó khăn, trách nhiệm với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm với công tác tuyển quân
Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân

Để công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 được đảm bảo, cấp ủy, chính quyền cùng hội đồng nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp nắm chắc tình hình, triển khai đồng bộ, linh hoạt các giải pháp; đồng thời, quan tâm đến việc xét duyệt chính trị, chính sách là nội dung quyết định đến chất lượng tuyển quân.

Đảm bảo chất lượng trong công tác tuyển quân
Return to top