ClockThứ Hai, 17/10/2016 05:21

Ý Đảng gặp lòng dân

TTH - Giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư là hai trong nhiều nhiệm vụ Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội xã Phong Xuân (Phong Điền) thực hiện hiệu quả trong thời gian qua.

Đồng thuận trong giải phóng mặt bằng

Tuy còn những khó khăn, nhưng bộ mặt nông thôn mới ở Phong Xuân đã có nhiều đổi thay. Nhiều tuyến đường liên thôn, liên xóm được mở trên tinh thần tự nguyện giải phóng mặt bằng của người dân. Ông Trần Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Xuân cho biết: “Đó là sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể từ xã đến thôn trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy sức mạnh đoàn kết, vì sự phát triển chung của xã. Khi người dân đồng thuận, việc gì khó mấy cũng giải quyết được”.

Thường xuyên lắng nghe dân là kinh nghiệm của những người làm công tác dân vận ở Phong Xuân

qua việc giải phóng mặt bằng để xây dựng các trục đường ngõ xóm ở Phong Xuân cho thấy, ít nhiều quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng. Vận động, giải thích, thuyết phục thôi chưa đủ, Đảng ủy, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, nhất là các bí thư chi bộ, trưởng thôn đã sâu sát hơn với cơ sở, cùng người dân tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong từng vụ việc cụ thể.

“Đến nay, Phong Xuân đã xây mới, nâng cấp được gần 11 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí gần 11 tỷ đồng, trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của người dân. Cụ thể như tuyến đường thôn Tân Lập – Ba Trục dài 0,8 km, kinh phí xây dựng 560 triệu đồng, Nhân dân đóng góp 56 triệu đồng, các tuyến đường bê tông trục xóm, ngõ xóm toàn xã dài 3 km, kinh phí 1,5 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp 100 triệu đồng, đường dân sinh ra chợ Phong Xuân dài 8 km, kinh phí 4 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp 1 tỷ đồng… ”, bà Hồ Thị Kim Xuyến, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam xã Phong Xuân thông tin.

Kinh nghiệm từ việc di dân tái định cư

năm 2012, Phong Xuân thực hiện việc di dời tái định cư 105 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án xây dựng Nhà máy Xi măng Đồng Lâm. Đây là lần đầu tiên triển khai, kinh nghiệm chưa có nên Phong Xuân gặp nhiều khó khăn. Khó nhất là tư tưởng người dân chưa thông. Người dân đã quá quen với nơi ở cũ, lại là quê cha, đất tổ gắn bó biết bao đời, nay phải chuyển đến vùng đất mới nên không ít người ái ngại.

“Nhiều lần tổ chức đối thoại với những chính sách ưu đãi trong việc cấp đất lập vườn, đền bù, hỗ trợ kinh phí xây nhà, 80% người dân đã đồng ý về nơi ở mới, còn lại 20% người dân vẫn chưa đồng tình. Có người tỏ thái độ phản đối gay gắt, một số khác không nói ra, nhưng trong bụng chưa ưng. Lại phải đi vận động, giải thích, thuyết phục, lấy tình cảm anh em, bà con làng xóm để trao qua, đổi lại. Lại họp hành, tranh thủ ý kiến của người cao tuổi, người có uy tín trong thôn, làng để nói. Khi tất cả 105 hộ dân tái định cư về nơi ở mới, chúng tôi mới nhẹ lòng”, ông Thái Văn Luyến, Trưởng thôn Khu tái định cư Xuân Điền Lộc – người tiên phong, lăn lộn với việc tái định cư của xã chia sẻ.

“Ngay như đặt tên mới cho khu tái định cư nghe thật đơn giản nhưng cũng là cả một vấn đề. Xuân Điền Lộc là ba thôn Xuân, Điền, Lộc trước đây hợp thành. người dân thôn nào cũng muốn tên thôn mình đứng trước. Làm sao để dung hòa, không mất lòng nhau là điều không dễ. Sau nhiều lần bàn bạc, một quyết định đưa ra là, thôn nào hình thành trước nhất thì được đặt tên trước. Cuối cùng người dân cũng đồng thuận và cái tên Khu tái định cư Xuân Điền Lộc ra đời từ đó”, Bí thư Chi bộ thôn Xuân Điền Lộc, ông Trần Văn Tín nhớ lại.

Sau 4 năm về nơi ở mới, Xuân Điền Lộc giờ đã đổi thay nhiều. Nhìn những ngôi nhà cao tầng mọc lên, cùng với những vườn cây tiêu, cao su, tràm... cũng đủ thấy được cuộc sống của người dân nơi đây đang đi lên. Hiện thôn có 40 hộ tham gia khai thác nhựa thông, thu nhập từ 200 – 300 ngàn đồng/người/buổi. Một số hộ khác có thêm rừng trồng nên đã giải quyết phần nào công ăn việc làm. Tuy vậy, thôn vẫn còn 5 hộ nghèo và việc làm cho người dân là vấn đề cần được chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm.

“Người làm công tác dân vận phải nói đúng sự thật, nói rõ những vấn đề thắc mắc, kiến nghị của người dân, không giấu giếm mới mong dân hiểu và cùng hợp tác để tháo gỡ khó khăn. Đó là bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình giải phóng mặt bằng, di dời, tái định cư trên địa bàn xã Phong Xuân”, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Xuân, ông Trần Văn Toàn đúc rút.

Bài, ảnh: Anh Phong – Hải Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội của ý Đảng, lòng dân

Những ngày này, tại các khu dân cư trên địa bàn tỉnh, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT) do mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) các cấp tổ chức đã tạo nên bầu không khí rộn ràng, vui tươi, gắn kết tình yêu thương, sự sẻ chia của các tầng lớp nhân dân. Lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh và các địa phương đã về chung vui với người dân trong ngày hội lớn.

Ngày hội của ý Đảng, lòng dân
Lòng dân hòa vào biển lớn

Không chỉ có những con số đầy lo âu khi tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, lòng người đã ấm lên, vui hơn, mạnh mẽ...

Lòng dân hòa vào biển lớn
Phản ánh toàn diện “ý Đảng, lòng Dân” trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII vừa là cơ sở, vừa làm sâu sắc hơn, đậm nét thêm cho Báo cáo chính trị - là trung tâm; phản ánh được đầy đủ, khách quan, trung thực, toàn diện “ý Đảng, lòng Dân” trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng;...

Phản ánh toàn diện “ý Đảng, lòng Dân” trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
COVID-19 và lòng dân

Ngay khi có lệnh giãn cách xã hội, khuyến nghị đeo khẩu trang lúc ra khỏi nhà trong đợt dịch đầu tiên, người dân khắp nơi đã rất đồng lòng thực hiện.

COVID-19 và lòng dân
Ánh đèn sáng lòng dân

“Tết này, mời chị về Phú Thuận để ngắm ánh đèn đêm” – Lời mời chân thành của oong Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận (Phú Vang) đã thu hút sự tò mò của tôi.

Ánh đèn sáng lòng dân
Return to top