ClockThứ Ba, 16/11/2021 14:31

Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số chất lượng

TTH - “Người dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 77,5% dân số trên địa bàn huyện, vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS chất lượng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới là nhiệm vụ then chốt của huyện”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết.

Vị thế người dân tộc thiểu số ngày càng nâng caoCán bộ dân tộc được quan tâm cơ cấu vào cấp ủy các cấp

Người dân giao dịch hành chính tại Trung tâm Hành chính công huyện A Lưới

Được đào tạo cơ bản, chính quy

Theo thống kê, số lượng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) hiện nay trên địa bàn huyện A Lưới là 1.829 biên chế, trong đó DTTS là 895 người, chiếm 48,9%. Riêng cấp huyện có 247 người và người DTTS là 126, chiếm 51%; cấp xã có tổng số CBCCVC là 435 người và DTTS là 355 người, chiếm 81,6%.

Ông Hồ Hải Dương, Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện A Lưới cho biết, trong 481 CBCCVC người DTTS cấp huyện, xã có 16 thạc sĩ, chiếm 3,2%; đại học, cao đẳng 384 người, chiếm 78,83%; cao cấp chính trị 33 người, chiếm 6,8%; trung cấp chính trị 248 người, chiếm 51,56%. Đây là đội ngũ được đào tạo, bồi dưỡng khá bài bản và được bố trí, sắp xếp theo sở trường, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm… Quá trình công tác, đội ngũ cán bộ người DTTS trên địa bàn huyện đã phát huy năng lực, vai trò trách nhiệm trong công tác, tập hợp được sức mạnh khối đoàn kết các dân tộc. Đây cũng chính là lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” quan trọng để đưa chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng vào cuộc sống.

Để có đội ngũ cán bộ nguồn vững chắc cho những nhiệm kỳ tiếp theo, những năm qua, UBND huyện A Lưới luôn tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ CBCCVC trên địa bàn huyện nói chung và cán bộ là người DTTS nói riêng được đào tạo cơ bản, chính quy. Từ năm 2015 đến năm 2020, số CBCCVC được cử và tạo điều kiện tham gia các lớp cao học có 45 người, trong đó, 21 người DTTS; 2.978 lượt CBCCVC được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó, người DTTS có 2.050 lượt tham gia. Đồng thời, phối hợp thực hiện 4 lớp đào tạo lý luận chính trị với 288 người tham gia, DTTS là 121 người.

Trong bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, huyện A Lưới luôn quan tâm đến CBCCVC là người DTTS, nhất là những cán bộ người DTTS trẻ có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ và nhiệt huyết để đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới.

Mặt khác, để đội ngũ cán bộ DTTS có cơ hội thử sức với nhiều vị trí, đơn vị khác nhau, nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện A Lưới đã luân chuyển, điều động 16/18 lượt cán bộ là người DTTS để bố trí cán bộ chủ chốt không phải là người địa phương tại 13 đơn vị cấp xã. “Qua luân chuyển, điều động, đa số cán bộ đã phát huy được năng lực, sở trường, giữ gìn phẩm chất đạo đức, tiếp cận nhanh công việc mới, trách nhiệm, tâm huyết, được thử thách, rèn luyện, đóng góp công sức, trí tuệ cho các địa phương, phát huy khả năng sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, cụ thể hóa các chủ trương, giải pháp trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của địa phương đạt hiệu quả. 100% số cán bộ được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, đạt mục đích điều động, luân chuyển.

Tập trung quy hoạch, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm

Để đội ngũ CBCCVC người DTTS đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện A Lưới cho biết, huyện đã xây dựng đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 – 2025”. Trong đó phấn đấu năm 2023, 100% CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung cấp trở lên và 60% có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên; 90% CBCCVC người DTTS được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác theo từng chức danh, được bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, tạo điều kiện hỗ trợ đào tạo sau đại học đối với cán bộ quy hoạch nguồn, sử dụng được các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác. 

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, giải pháp căn cơ được huyện áp dụng là tập trung công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm, tuyển dụng. Hiện, huyện đang tập trung xây dựng các chương trình, kế hoạch và ưu tiên tuyển dụng sinh viên người DTTS vào công tác tại địa phương, đảm bảo tỷ lệ người DTTS trúng tuyển đạt 50%. Nếu xét thấy có triển vọng phát triển thì tiếp tục cử đi đào tạo, bồi dưỡng để bố trí, sắp xếp, sử dụng lâu dài.

Trong quá trình tuyển dụng, ưu tiên người DTTS tại chỗ, người có bằng thạc sĩ, đại học loại khá, giỏi nhằm khắc phục tình trạng đội ngũ CBCCVC người DTTS vừa thiếu về số lượng, chất lượng chưa cao và mất cân đối.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ

Phong trào đọc sách, báo tại Trung đoàn 6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh được triển khai đa dạng, giúp cán bộ, chiến sĩ học tập, nghiên cứu, tích lũy nhiều kiến thức nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác.

Xây dựng văn hóa đọc cho cán bộ, chiến sĩ
Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”

Công trình doanh trại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh hiện đang được gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để sớm đưa vào sử dụng. Từ đó, đảm bảo chỗ làm việc, nơi ăn ở của cán bộ, chiến sĩ và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao

Xây dựng doanh trại “Chính quy, xanh, sạch, đẹp”
Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Đây là cảm nhận không chỉ riêng chúng tôi vừa trở lại xã Phong Sơn - địa phương cuối cùng của huyện Phong Điền vừa được tỉnh công nhận xã nông thôn mới (NTM).

Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top