ClockThứ Hai, 16/08/2021 17:00

Xây dựng đội ngũ xứng tầm, đủ điều kiện để nghiên cứu khoa học công nghệ

TTH.VN - Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ tại buổi làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ (KH & CN) chiều 16/8 về triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy liên quan đến phát triển KH & CN.

Khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hộiXây dựng mô hình xã nông thôn mới thông minh đặc thù của Thừa Thiên HuếXây dựng hệ thống quản lý nhiệm vụ Khoa học và công nghệ tỉnh

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chỉ đạo tại buổi làm việc

Cùng làm việc có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đại học Huế.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH & CN cho biết, ngành KH & CN với vai trò quản lý Nhà nước trên địa bàn đã xác định nhiều chương trình hành động, tích cực tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ KH & CN, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trên địa bàn.

Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được phổ biến, áp dụng, góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp; tăng thu nhập cho người dân… 

Tuy nhiên, ngành KH & CN của tỉnh vẫn còn bộc lộ một số hạn chế và tồn tại. Đó là, công tác quản lý hoạt động KH & CN có đổi mới nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ở cấp huyện còn nhiều hạn chế; công tác thống kê về KH & CN còn bất cập, thiếu cơ sở cho việc xây dựng các chiến lược, kế hoạch.

KH & CN phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của tỉnh; đội ngũ trí thức trên địa bàn tỉnh tuy đông nhưng chưa đồng bộ về cơ cấu ngành nghề và phân bố vùng miền, nhiều lĩnh vực vẫn thiếu chuyên gia giỏi, chuyên gia đầu ngành. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các nhiệm vụ KH & CN của tỉnh tuy đã được cải thiện nhiều, song nhiều nơi vẫn còn thiếu đồng bộ; ngân sách phân bổ cho hoạt động KH & CN còn thấp.

Với quyết tâm xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về KH & CN giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về KH & CN giai đoạn 2021-2025; xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về KH & CN giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030”, cần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực KH & CN chất lượng cao, nhất là đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trên các lĩnh vực ưu tiên; phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường KH & CN, thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

Để thực hiện đạt kết quả cao những mục tiêu đã đề ra, Giám đốc Sở KH & CN Hồ Thắng đề xuất, xây dựng chính sách, cơ chế chia sẻ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực KH & CN trên địa bàn tỉnh bằng việc khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực sau đại học; xây dựng chính sách hỗ trợ các công trình, cụm công trình nghiên cứu có giá trị để tạo ra sản phẩm KH & CN đặc trưng mang thương hiệu Huế; hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong các lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2021-2030.

Xây dựng chính sách hỗ trợ các ý tưởng đổi mới sáng tạo, sáng chế thông qua các dự án KH & CN, dự án sản xuất thử nghiệm; ưu tiên hỗ trợ các dự án gắn với việc hình thành được mạng lưới các doanh nghiệp và các dự án có khả năng thương mại hóa cao; ưu tiên nguồn lực hỗ trợ chương trình ứng dụng KH & CN trong phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản công nghệ cao; tập trung nguồn lực xây dựng và hoàn thiện các thiết chế KH & CN với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ để phục vụ hoạt động nghiên cứu, đào tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Từng bước hình thành và hoàn chỉnh hạ tầng thiết chế khu công nghệ cao; chuẩn bị nguồn nhân lực để quản lý, vận hành, đưa khu công nghệ cao sớm đi vào hoạt động; sớm đưa vào hoạt động có hiệu quả Khu công nghệ thông tin tập trung, Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh; đầu tư phát triển Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung; phấn đấu đưa Khoa Kỹ thuật Công nghệ sớm trở thành Đại học Kỹ thuật Công nghệ để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chuyên ngành, trình độ phù hợp.

Đồng thời, nghiên cứu khoa học gắn với ứng dụng chuyển giao công nghệ, tiếp thu các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao trên mọi lĩnh vực; xây dựng các sàn giao dịch công nghệ của tỉnh liên thông với hệ thống các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các tỉnh, thành phố, kết nối với các sàn giao dịch công nghệ khu vực và thế giới…

Thể chế hóa bằng các chương trình, hành động

Trên cơ sở ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự hội nghị, kết luận tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khẳng định, mục tiêu là xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành TP trực thuộc Trung ương phải gắn liền với sự phát triển của KH & CN.

Các ý kiến phát biểu tại buổi làm việc

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ khẳng định, tiềm lực KH & CN của tỉnh có, nhưng chưa phát triển được, chưa lan tỏa rộng rãi, không có đề tài mang tầm cỡ quốc gia; các sở ngành đôn đốc các đơn vị hoàn thành các đề án đã đề ra; xây dựng các thiết chế công nghệ cao, với một đội ngũ chuyên sâu trên các lĩnh vực thế mạnh; bám sát các thiết chế trong Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị để thực hiện, nhất là sản phẩm và nguồn lực KH & CN; nghiên cứu xây dựng thiết chế khu công nghệ sinh học; khu y khoa công nghệ cao và các trung tâm khác để nâng cao vai trò, vị thế của KH & CN tỉnh.

Những cái thực hiện được cần bắt tay thực hiện ngay, nhưng phải nghiên cứu thật kỹ; xây dựng các sản phẩm KH & CN, nhưng phải cân đo, đong đếm được, tránh manh mún, nhỏ lẻ; có những sản phẩm mang tầm cỡ quốc gia; xây dựng được đội ngũ xứng tầm, đủ điều kiện để nghiên cứu KH & CN; tạo sân chơi cho các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. Tất cả phải thể chế hóa bằng các chương trình, hành động cụ thể; góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành TP trực thuộc Trung ương.  

Bài, ảnh: Anh Phong 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

TIN MỚI

Return to top