ClockThứ Sáu, 22/05/2020 20:20

Xây dựng Thừa Thiên Huế là trung tâm khoa học & công nghệ lớn của cả nước

TTH - Sáng 22/5, tại Hà Nội, Đoàn công tác của tỉnh Thừa Thiên Huế có các đồng chí: Lê Trường Lưu, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về định hướng phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo; triển khai thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Khối thi đua Mặt trận - đoàn thể chung tay thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trịPhát triển văn hóa theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu (đứng) và đoàn công tác của Thừa Thiên Huế tại buổi làm việc với Bộ Khoa học & Công nghệ sáng 22/5

Động lực phát triển kinh tế - xã hội

Thời gian qua, hoạt động KH&CN của tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung bám sát các hệ thống văn bản Luật, các Nghị định của Chính phủ liên quan đến ngành KH&CN.

Hệ thống tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và tiềm lực KH&CN tiếp tục phát triển, hạ tầng, thiết chế về KH&CN của tỉnh được quan tâm đầu tư. Các hoạt động quản lý Nhà nước về KH&CN, quản lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tiêu chuẩn đo lường chất lượng... thu được nhiều kết quả. Các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được phổ biến kịp thời. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đã tích cực tham gia các lĩnh vực nghiên cứu, tiếp cận thông tin sáng chế, phát triển tài sản trí tuệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…

Hạ tầng và thiết chế KH&CN ngày càng hoàn chỉnh. Từng bước hình thành khu công nghệ thông tin tập trung tại Khu đô thị An Vân Dương; thành lập Khu công nghiệp công nghệ cao tại Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô. Toàn tỉnh có 27 tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực tư vấn dịch vụ nghiên cứu KH&CN. Đội ngũ cán bộ KH&CN phát triển về số lượng, chất lượng..., từng bước khẳng định ngành KH&CN thực sự là động lực phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế.

Hướng đến nền công nghệ cao, công nghiệp sạch, kinh tế tri thức

Thời gian tới, mục tiêu chung trong giai đoạn 2020-2025 là xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về KH&CN, tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm KH&CN không thể tách rời trung tâm GD&ĐT và Y tế chuyên sâu và các tổ chức KH&CN; phát triển tiềm lực KH&CN phải gắn với phát triển tiềm lực của Đại học Huế và Bệnh viện Trung ương Huế; Phát triển KH&CN theo cơ chế thị trường, phải hướng trọng tâm vào doanh nghiệp; Phát triển tài sản trí tuệ gắn với phát triển thị trường KH&CN, đẩy mạnh các dự án xây dựng thương hiệu, thúc đẩy sáng chế, giải pháp hữu ích để phát triển các đặc sản Huế, hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm chủ lực của tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác, nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, phấn đấu đến năm 2025, chỉ số đóng góp của chỉ tiêu năng suất các nhân tổ tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 35%.

Ngành công nghệ thông tin thu hút sinh viên theo học tại Đại học Phú Xuân. Ảnh: ĐĂNG TUYÊN

Các nhiệm vụ trọng tâm sẽ được thực hiện trong thời gian tới là tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN. Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao phát triển công nghệ, thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung... hướng đến một nền công nghệ cao, công nghiệp sạch, kinh tế tri thức. Tập trung hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đầu tư phát triển nguồn nhân lực KH&CN và đào tạo vào nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên hỗ trợ các dự án KH&CN cho các lĩnh vực ưu tiên như công nghệ thông tin - gắn với chương trình xây dựng đô thị thông minh, công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao trong y dược thực hiện đề án phát triển dược liệu, phát triển sản phẩm chủ lực, các sản phẩm mang thương hiệu Huế.

Thành lập Khu công nghệ cao Quốc gia 

Tại buổi làm việc, tỉnh Thừa Thiên Huế đề xuất, kiến nghị Bộ KH&CN hỗ trợ tỉnh trong quá trình xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trong những trung tâm KH&CN lớn của cả nước thông qua các chủ trương, định hướng, triển khai các nhiệm vụ có tính chiến lược, như phát triển tiềm lực KH&CN, hình thành các thiết chế KH&CN trọng điểm và thực hiện các chương trình phát triển ứng dụng tiến bộ KH&CN.

Tỉnh sẽ tập trung xây dựng Đề án xây dựng Trung tâm KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị Bộ KH&CN cho ý kiến để hoàn thiện và tập trung nguồn lực hỗ trợ cho tỉnh triển khai có hiệu quả. Bộ KH&CN quan tâm thống nhất chủ trương, hỗ trợ tỉnh sớm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu công nghệ cao Quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế, trên cơ sở đó, tiếp tục hỗ trợ tỉnh triển khai thực hiện đầu tư phát triển Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế sau khi được duyệt.

Bộ KH&CN hỗ trợ cho tỉnh xây dựng Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm tạo đột phá trong hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở khu vực miền Trung.

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đề nghị Bộ KH&CN phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thuận và ủng hộ Đề án xây dựng Đại học Huế thành Đại học Quốc gia Huế; hỗ trợ các dự án nâng cao năng lực cho các phòng thí nghiệm để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cấp Nhà nước của Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Huế, nhằm sớm đưa Viện trở thành Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia tại miền Trung theo Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Về đề xuất hợp tác giữa tỉnh và Bộ KH&CN, tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn và đề nghị Bộ KH&CN thống nhất chủ trương và giao cho các Vụ của Bộ phối hợp Sở KH&CN để chuẩn bị nội dung, chương trình tổ chức ký kết biên bản hợp tác cũng như tham gia góp ý cho định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đồng tình cao với định hướng phát triển KH&CN của Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

Đối với các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đề nghị Vụ Công nghệ cao, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Thông tin KH&CN quốc gia và các Vụ, Cục liên quan nghiên cứu, tìm giải pháp giúp Thừa Thiên Huế thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ lớn trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Bài, ảnh: LƯƠNG XUÂN TRÀ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

TIN MỚI

Return to top