ClockThứ Sáu, 18/09/2015 19:05

Chủ động ứng phó trước mùa mưa bão

TTH - Thừa Thiên Huế luôn là một trong những địa phương hứng chịu nhiều hậu quả nặng nề do thiên tai, bão lũ. Để chủ động công tác phòng tránh, ứng cứu khi mùa mưa bão đang cận kề, Công an tỉnh đã triển khai nhiệm vụ, phân công trách nhiệm cụ thể đến từng đơn vị.

Lực lượng công an giúp dân chằng chống nhà cửa

Theo dự báo, năm 2015, thời tiết, khí hậu tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều đợt bão lũ lớn có thể đổ bộ vào khu vực miền Trung. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, ngay từ đầu tháng 6, lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành xây dựng các phương án cụ thể trong từng trường hợp xảy ra thiên tai, bão lũ nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra.

Với phương châm “Chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả” kết hợp với chủ trương “5 tại chỗ”, Công an các huyện, thị xã vùng ven biển, đầm phá như Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền và Hương Trà, đã chuẩn bị chặt chẽ, chi tiết các phương án phòng, chống bão lũ. Trước mùa mưa bão, lực lượng công an được bố trí về cơ sở giúp đỡ Nhân dân chằng chống nhà cửa. Trong tình huống xảy ra thiên tai, cán bộ chiến sĩ được phân công về tận các xã, thị trấn, bám địa bàn, phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền và các ban ngành kịp thời hỗ trợ Nhân dân khi có yêu cầu. Tại Phú Vang, nơi thường xuyên gánh chịu nhiều thiên tai do bão lũ gây ra, ảnh hưởng lớn đến đời sống của bà con Nhân dân, Ban Chỉ huy Công an huyện đã chủ động tổ chức diễn tập công tác cứu hộ, cứu nạn, ứng phó những diễn biến bất thường của thiên tai. Trong quá trình thực hiện, công an huyện chủ động, có phương án cụ thể, bố trí cán bộ ứng trực 24/24h tại các vùng xung yếu ven biển, đầm phá, các âu thuyền neo đậu tránh bão của ngư dân, để tuyên truyền nhắc nhở bà con kiểm tra neo đậu tàu thuyền, di dời khi cần thiết, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân.

Với hệ thống đầm phá, sông ngòi trải rộng hầu khắp các địa phương, trên toàn tỉnh có 16 bến đò ngang, đò dọc và thuyền du lịch, hơn 3000 phương tiện giao thông đường thủy nội địa. Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên tuyến sông ngòi, đầm phá trong mùa mưa lũ, trung tá Lê Viết Sơn, Phó Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy cho biết: “Lực lượng cảnh sát đường thủy đã tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở; đồng thời buộc các chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện cam kết chấp hành nghiêm mọi quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho chính mình và cả hành khách”.

Không chỉ làm tốt công tác chủ động phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả và hỗ trợ Nhân dân khi thiên tai, bão lũ xảy ra, theo chỉ đạo của Giám đốc công an tỉnh các đơn vị, địa phương cần thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống các loại tội phạm và đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông trong mọi tình huống. Tuyệt đối không để tội phạm lợi dụng thiên tai để hoạt động gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của Nhân dân; đồng thời đảm bảo giao thông an toàn, thông suốt khi xảy ra thiên tai.

HÀ TÂM
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ

Nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp xác định Điện Biên Phủ là địa bàn có ý nghĩa chiến lược; vì vậy, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm giữ Điện Biên Phủ để khống chế một phần Tây Bắc, củng cố Thượng Lào.

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2: Tri Ân

Những ai trân quý quá khứ hào hùng của dân tộc, nhớ về những người hy sinh có thể ghé thuyền dâng một nén hương vì cần biết rằng, dưới làn nước xanh thẳm kia là xương cốt của nhiều liệt sĩ mà đến nay thân nhân họ không còn cơ hội kiếm tìm.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2 Tri Ân
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp

Tại buổi tiếp xã giao bà Emmanuelle Pavillon-Grosser, Tổng Lãnh sự Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh chiều 26/4, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình mong muốn, hai phía tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện trên các mặt giáo dục, y tế, du lịch, thu hút đầu tư, bảo tồn di sản, nhất là quảng bá văn hóa.

Tiếp tục thúc đẩy hợp tác với các địa phương của Pháp
Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy

Ngày 26/4, UBND TX. Hương Thủy tổ chức bàn giao bò sinh sản cho các hộ nghèo trên địa bàn. Đây là hoạt động nằm trong dự án “Hỗ trợ phát triển đàn bò lai sinh sản” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã giai đoạn 2021-2025.

Hỗ trợ hơn 1,5 tỷ đồng bò giống sinh sản ở Hương Thủy
Return to top