ClockThứ Tư, 24/06/2020 14:20

Đưa du lịch phát triển xứng tầm

TTH - Không chỉ có địa hình đa dạng với đồng bằng, đồi núi, biển và đầm phá, Hương Trà còn có cảnh quan thiên nhiên, di tích, vị thế đẹp để phát triển du lịch - dịch vụ, đồng thời, có tài nguyên, khoáng sản, đất đai đủ lớn để phát triển nông - công nghiệp.

Bạn trẻ Huế làm dự án quảng bá du lịchDu lịch Huế trở thành chủ đề hùng biện tiếng Anh của sinh viên

Du khách khám phá đặc sản sen Hương Thọ. Ảnh: LM

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các mặt kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh, tạo thế và lực cho giai đoạn tới.

Năm 2019, giá trị sản xuất các ngành kinh tế tăng 15,5% so năm trước; tổng thu ngân sách đạt 290 tỷ đồng, vượt 23,6 % so dự toán tỉnh giao; thu hút được một số dự án (DA) lớn trên các lĩnh vực du lịch, công nghiệp đầu tư vào địa bàn.

Với sự quan tâm của tỉnh cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, Hương Trà đang dần vươn lên trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư, thu hút được nhiều doanh nghiệp tên tuổi. Một số dự án khu du lịch, khu nghỉ dưỡng quy mô từ 200 đến trên 2.000 tỷ đồng được triển khai. Đáng chú ý như dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái biển Hải Dương được tỉnh cấp chủ trương đầu tư cho Công ty CP Đầu tư TDH biển Hải Dương Huế (EcoPark) năm 2019, quy mô 132ha, có tổng vốn hơn 2.100 tỷ đồng. Ở Hương Hồ, làng du lịch sinh thái "Về nguồn" – Sankofa Village Hill Resort & Spa đi vào hoạt động hay dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp Hue Spirit Sanctuary của Công ty TNHH MTV Hue Spirit Sanctuary đã đền bù cơ bản. Dự án khu nghỉ dưỡng vui chơi giải trí Cồn Tè – Rú Chá xã Hương Phong được UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư…

Bên cạnh đó, nhiều mô hình vườn rau hữu cơ, vườn hoa cho khách tham quan, chụp ảnh ở Hương Xuân, Hương Hồ cũng tạo thêm điểm nhấn thu hút hàng trăm lượt khách/ngày. Hồ Bàu Sen ở phường Hương Chữ được các nhà đầu tư nhắm đến. Di tích lịch sử địa đạo Khu ủy Trị Thiên ở lòng hồ thủy điện Hương Điền, xã Hương Vân được tỉnh đầu tư bảo tồn tôn tạo sẽ ghi tên vào bản đồ du lịch trong thời gian tới. Công viên nghĩa trang Hương An Viên sắp đi vào hoạt động cũng là điểm đến tâm linh mới lạ.

Giai đoạn 2020-2025, thị xã tập trung phát triển dịch vụ - du lịch, tăng cường xúc tiến, thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; ưu tiên nguồn lực để phát triển hạ tầng đô thị, phát triển nông nghiệp sạch chất lượng cao.

Để đạt những mục tiêu trên, địa phương nỗ lực phấn đấu, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển KT-XH, tạo môi trường thuận lợi, đồng thời giải quyết kịp thời các vướng mắc cho nhà đầu tư và người dân phát triển sản xuất - kinh doanh. Phát triển mạnh dịch vụ, trong đó trọng tâm là thương mại và du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong đó, trọng điểm của phát triển du lịch Hương Trà trong thời gian tới là khai thác tài nguyên để hình thành cụm điểm du lịch, như: Hương Vinh - Hương Phong - Hải Dương; cụm di tích triều Nguyễn ở Hương Thọ - Hương Hồ; các cảnh quan thiên nhiên Khe Đầy - lòng hồ thủy điện (Hương Điền, Bình Điền, hồ thủy lợi Thọ Sơn). Cùng với đó là phát triển các dịch vụ du lịch đặc thù của địa phương như khai thác những giá trị phi vật thể gắn với di sản văn hoá thế giới thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế; xây dựng các điểm du lịch sinh thái biển – đầm phá; du lịch sinh thái cảnh quan núi rừng Hương Trà. Trên cơ sở đó, hai hoặc ba điểm đến liên kết với nhau sẽ là một sản phẩm du lịch mới lạ, thu hút nhà đầu tư, tạo sự hấp dẫn đặc biệt, lôi cuốn du khách.

Hà Văn Tuấn

(Phó Bí thư Thị ủy - Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà) 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô

Huế sở hữu những con đường xanh và nhiều “công viên xanh”. Điều này khiến du khách gần xa mỗi khi đến Huế điều có cảm giác thư thái, dễ chịu, tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức.

Những con đường xanh mát giữa lòng Cố đô
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Huế tạo bức tranh lớn về du lịch

Tăng trưởng mạnh mẽ về lượng khách quốc tế cũng như sự ghi nhận của báo chí và những tổ chức du lịch uy tín hàng đầu thế giới, mở ra cơ hội để Huế tạo được một bức tranh lớn về du lịch. Du lịch Huế 2024 và những năm tiếp theo sẽ là những gam màu sáng.

Huế tạo bức tranh lớn về du lịch
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Return to top