ClockThứ Bảy, 29/09/2018 13:45

“Hóa giải” mùa du lịch thấp điểm

TTH - Huế đang bước vào mùa du lịch thấp điểm. Chu kỳ của thời gian này thường được xác định trong khoảng thời gian từ tháng 9, tháng 10 của năm này đến tháng 2, tháng 3 của năm sau. Ngay cả khi điều này cơ bản dành cho du lịch nội địa, nguồn khách quốc tế đến Huế cũng sẽ giảm vì những lý do bất khả kháng chủ yếu đến từ thời tiết.

Đào tạo nghiệp vụ điều hành tour cho doanh nghiệp HuếLiên kết vùng để tăng cường khả năng thu hút kháchQuảng bá du lịch Huế qua những cuộc thi

Có rất nhiều cách để các công ty lữ hành, khách sạn hay các cơ sở lưu trú khác đưa ra để kéo và duy trì lượng khách. Chẳng hạn như hạ giá tour, giảm giá phòng nhưng phương thức được đề nghị và tính tới nhiều nhất là tăng dịch vụ và chất lượng dịch vụ kèm trong các gói khuyến mại. Một số đơn vị năng động hơn sẽ tìm cách để đưa ra những gói sản phẩm mang tính khác biệt dựa trên những đặc trưng cơ bản của văn hóa, ẩm thực. Thậm chí nếu khéo, vẫn có thể tổ chức được sản phẩm du lịch độc đáo trên nền thời tiết mưa, lạnh và khá đỏng đảnh.

Đến Huế mùa mưa cũng là trải nghiệm thú vị. Ảnh: Hoàng Hải

Đây có thể xem là sản phẩm và giá trị tăng thêm để duy trì hoạt động trong mùa du lịch thấp điểm. Trước đó, người ta cũng hay nói nhiều đến nguồn khách du lịch MICE (bao gồm khách đến để dự các hội họp, khen thưởng, hội nghị, hội thảo, triển lãm) với số lượng khách lớn, thời gian lưu trú và chi tiêu cao. Tuy nhiên, nếu du lịch MICE đang được kỳ vọng để thay đổi tính mùa vụ trong hoạt động du lịch ở nhiều tỉnh, thành phố khác ở hai đầu đất nước và Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Vũng Tàu, Phú Quốc... thì với Huế, lợi thế này gần như đang vấp phải một “khắc thế” khác vẫn đến từ thời tiết. Những tồn tại còn lại như trung tâm mua sắm chất lượng cao, dịch vụ giải trí về đêm, hội trường đạt chuẩn cho các hội nghị, hội thảo lớn đã được giải quyết phần nào với sự xuất hiện mới đây của Vinpearl và Vincom của Tập đoàn Vingroup bên cạnh một số khách sạn 4- 5 sao khác như Saigon Morin, Indochine, Imperial, Mường Thanh, La Residence Hue Hotel & Spa...

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Tôi đã nghĩ đến điều này khi chứng kiến một nguồn khách nói khác giọng đến từ các tỉnh lân cận trong một buổi sáng “lang thang” qua các phòng khám ở Bệnh viện Quốc tế Huế. Họ chiếm một số lượng khá áp đảo trên các ghế chờ đến lượt. Không ít người trong số này đến để được tư vấn và chọn các gói dịch vụ tạo hình, thẩm mỹ. Đó cũng là một xu hướng khi nhiều người đã chọn Bệnh viện TW Huế và Bệnh viện Trường đại học Y dược Huế để điều trị, nghỉ ngơi, an dưỡng khi hạ tầng dịch vụ ở hai đơn vị này đã và đang được đầu tư một cách bài bản.

Nếu biết khai thác, tour mưa Huế cũng sẽ có khách

Khoảng 100.000 lượt khách nước ngoài đến Việt Nam khám chữa răng mỗi năm là một thông tin khác mà tôi đọc được trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn cách đây chừng 1 tháng. Trang web https://dentaltourism.vn (bằng tiếng Anh và tiếng Việt, với các tiện ích về quản lý, đặt chỗ ở các phòng khám, lưu trữ hồ sơ điều trị để các bác sĩ đều có thể biết được lịch sử điều trị của bệnh nhân để đưa ra các giải pháp điều trị hữu hiệu) và tour du lịch nha khoa cũng đã được Tổ chức Du lịch Nha khoa và Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh hợp tác với ngành du lịch TP. Hồ Chí Minh thực hiện để quảng bá, thu hút khách sử dụng dịch vụ nha tại Việt Nam. Danh sách này hiện đã có 16 bệnh viện và phòng nha tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Vũng Tàu. Dự kiến, đến cuối năm nay, danh sách sẽ có 50 bệnh viện và phòng nha. Đến năm 2019, con số này sẽ là 100 và năm 2020, là 200 bệnh viện và phòng nha trên cả nước.

Theo tôi, đây cũng là một trong những giải pháp hay để chúng ta vận dụng vào thực tiễn trên tinh thần kết nối, phối hợp giữa y tế và du lịch để khai thác tốt nguồn khách đến Huế bên cạnh các sắc màu khác nữa lâu nay chưa khai thác hết... để cùng "hóa giải" mùa du lịch thấp điểm.

Bài: MINH HÀ - Ảnh: ĐỨC QUANG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch

Với đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông, nhiều tiện ích đô thị ở một số khu vực trên địa bàn TP. Huế hoàn thiện đã góp phần kích cầu du lịch, tạo động lực để các doanh nghiệp (DN) đầu tư thêm dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của du khách.

Hoàn thiện hạ tầng, kích cầu du lịch
Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế

Du lịch Huế đã từng bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc khi không ít khách du lịch tàu biển cập cảng Chân Mây chọn những điểm đến khác mà không phải là Huế. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện sản phẩm du lịch, Huế đang chú ý hơn khâu kết nối, quảng bá để hút khách lên thành phố Huế.

Để hút khách du lịch tàu biển lên thành phố Huế
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

TIN MỚI

Return to top