ClockThứ Hai, 20/03/2017 09:32

Hòa quyện giữa du lịch văn hóa tâm linh và các loại hình du lịch khác ở Huế

TTH - Được biết đến như là kinh đô của Phật giáo, đồng thời là nơi còn lưu giữ những thánh tích của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như những công trình kiến trúc của Thiên chúa giáo, Huế hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh.

Với hệ thống di sản văn hóa tâm linh độc đáo và đa dạng, du lịch văn hóa tâm linh Huế có thể phát triển mạnh mẽ dưới ba hình thức: du lịch tôn giáo tín ngưỡng, du lịch hành hương và du lịch thiện nguyện.

Gần đây, mô hình du lịch trở về cội nguồn và tìm hiểu các giá trị tinh thần dân tộc, nhất là đến các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng để tìm kiếm và được thực hành những giá trị căn bản của cuộc sống con người đã trở nên hấp dẫn với du khách. Vì thế, phát triển mô hình du lịch tôn giáo tín ngưỡng khơi dậy hành trình về cội nguồn văn hóa dân tộc, thẩm thấu giá trị nhân văn vào nếp sống và suy nghĩ của con người là một nhu cầu thưởng ngoạn văn hoá dễ lay động lòng du khách.

Không kể các niệm phật đường, các chùa khuôn hội, hiện nay ở Huế còn lưu giữ, bảo tồn trên 100 ngôi chùa cổ, trong đó có hàng chục tổ đình, các nghi lễ Phật giáo và hoạt động Phật sự tôn nghiêm. Các tín đồ Phật giáo chiếm 60% dân số toàn tỉnh, trong đó có 1.035 tu sĩ, 563 tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm phật đường... Đối với du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Huế nói riêng, Phật giáo có vai trò rất quan trọng. Phật giáo Huế đã khẳng định những bước tiến vững chắc và xác lập vị thế quan trọng trong sự phát triển của Huế, hình thành một di sản văn hóa đa dạng và phong phú trong di sản văn hóa Huế. Đó là hệ thống chùa tháp, pháp khí, tượng, ván khắc đồ sộ; tính đa dạng trong hệ cảnh quan, kiến trúc, trang trí, nội thất của những ngôi chùa Huế, những giá trị trong nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật diễn xướng mang hơi thở của Phật giáo xứ Đàng Trong nói chung và Phật giáo xứ Huế nói riêng, sự đa diện trong sinh hoạt văn hóa thông qua các lễ hội, sinh hoạt của tăng chúng - phật tử, văn hóa ẩm thực chay đặc sắc và độc đáo... phản ánh những ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật, được luân chuyển trong đời sống thường nhật, trong mạch nguồn văn hóa Huế.

Như nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thông - Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế đã từng khẳng định: “Huế là đất Phật, chùa Huế là một loại hình di sản khó nơi nào ở Việt Nam sánh bằng... Chính vì những yếu tố nêu trên, Huế đã trở thành nơi chứa đựng và lưu giữ nhiều giá trị đặc sắc trong di sản văn hóa dân tộc và đó cũng chính là báu vật có khả năng tạo nên những lực hút trong du lịch, nhất là du lịch văn hóa tâm linh”, cho nên di sản văn hóa Phật giáo Huế cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn, nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa nhưng cũng đồng thời quảng bá, khai thác nó dưới nhiều góc độ khác nhau trong chiến lược phát triển, khi Huế trở thành một thành phố du lịch, thành phố festival của cả nước.

Bên cạnh Phật giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế cũng rất phát triển và có sức hút rất lớn đối với người dân cũng như du khách. Tiêu biểu nhất là Điện Hòn Chén và lễ hội Điện Hòn Chén. Tiềm ẩn nhiều giá trị, tín ngưỡng thờ Mẫu là một di sản cần được thẩm định, đánh giá toàn diện hơn để đưa vào khai thác, phát triển loại hình du lịch này, giúp du khách trải nghiệm và khám phá những giá trị tâm linh đặc sắc của tín ngưỡng thờ Mẫu Huế.

Là một tôn giáo có số giáo dân đông vào hàng thứ 2 (sau Phật giáo) ở Thừa Thiên Huế, Thiên chúa giáo du nhập và phát triển ở Ðàng Trong khá sớm. Hiện nay, ở Thừa Thiên Huế có 45 giáo xứ với hơn 90 nhà thờ lớn, nhỏ khác nhau. Gần trung tâm TP. Huế có 2 ngôi giáo đường lớn được xây dựng vào những năm đầu thập niên 60 là nhà thờ Phủ Cam và nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ðó là 2 giáo đường tiêu biểu cho lối kiến trúc roman - gothique và cũng là hai điểm đến lý tưởng cho du khách muốn khám phá những giá trị văn hóa tâm linh của tôn giáo Thiên chúa giáo tại Huế.

Bên cạnh đó, nhiều công trình kiến trúc phục vụ cho loại hình du lịch tôn giáo, tín ngưỡng đã được trùng tu, xây mới rất quy mô và hoành tráng như: Khu văn hóa đền Huyền Trân, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, Thiền viện Hương Vân, Huyền Không Sơn Thượng, Tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ, Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán, Khu văn hóa du lịch tâm linh Quán Thế Âm, chùa Linh Mụ, Hà Trung, Thánh Duyên, Tổ đình Từ Đàm, Thiền Tôn… Thừa Thiên Huế cũng tiến hành đầu tư, phục dựng những  công trình thuộc quần thể di tích lịch sử mà hoạt động của nó gắn liền với đời sống tâm linh của đa số quần chúng Nhân dân như: Đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, phục dựng các lễ tế Trời, Đất...

Với hệ thống di sản văn hóa tâm linh độc đáo trên, du lịch tôn giáo tín ngưỡng Huế đang hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, trở thành hướng phát triển chiến lược của du lịch Thừa Thiên Huế hiện nay. Chiến lược phát triển du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đi đúng quỹ đạo hòa vào xu thế hội nhập của cả nước nói riêng và của thế giới nói chung.

Nguyễn Thị Ngọc Cẩm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
Âm nhạc “bắt tay” du lịch

Du lịch âm nhạc đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển ở nhiều quốc gia tại châu Âu và châu Á. Ở Việt Nam, xu hướng thưởng thức âm nhạc kết hợp với du lịch đang dần được công chúng đón nhận và Huế đã có nhiều động thái để phát triển loại hình du lịch này.

Âm nhạc “bắt tay” du lịch
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam

Hơn 100 hình ảnh, tài liệu, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên đã được giới thiệu, công bố đến công chúng tại triển lãm chuyên đề “Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam”, khai mạc sáng 15/11 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế (7 Lê Lợi, TP. Huế).

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh với cách mạng miền Nam
Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TIN MỚI

Return to top