ClockThứ Sáu, 18/12/2020 09:58
Ngày hội Áo dài - Lễ hội Ẩm thực:

Hướng đến mô hình tổ chức phù hợp trong tương lai

TTH.VN - Chiều tối hôm nay (18/12) sẽ diễn ra Ngày hội Áo dài - Lễ hội Ẩm thực tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao TP. Huế, Công viên Tứ Tượng, Không gian nghệ thuật Điềm Phùng Thị và Công viên Phan Bội Châu. Đây được xem là sự kiện văn hóa - du lịch lớn nhất trong năm 2020, sau những sự kiện buộc phải hủy bỏ, dời thời điểm bởi dịch bệnh COVID-19 và bão lũ.

Giữ tết cổ truyền của đồng bào dân tộc thiểu sốDấu mốc 70 triệu ca COVID-19 phủ bóng đen lên Giáng sinh ở nhiều nướcTP Hồ Chí Minh: Tất cả mẫu xét nghiệm F1, F2 của 4 ca mắc COVID-19 đều âm tínhÂm thanh… khủng bốNhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế

 Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh

Theo ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh (đơn vị tổ chức Lễ hội Ẩm thực), sự kiện này có ý nghĩa lớn hơn một hoạt động văn hóa - du lịch thuần túy được tổ chức trước đó, bởi là sự khởi đầu cho một giai đoạn kích cầu du lịch mới của Huế và nhất là cách thức tổ chức có thể là mô hình cho tương lai.

Vì sao ông lại cho rằng đây là một hoạt động văn hóa – du lịch quan trọng nhất trong năm 2020?

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh COVID-19 làm ảnh hưởng quá nhiều đến ngành du lịch. Một năm dài, chưa có một sự kiện nào tầm cỡ, sôi động để đủ sức tạo “cú hích” cho du lịch. Festival Huế 2020 không thể tổ chức, các hoạt động khác đã lên kế hoạch rồi cũng phải dời thời điểm diễn ra…

Trước hết, việc tổ chức một sự kiện lớn như Ngày hội Áo dài - Lễ hội ẩm thực tạo ra sinh hoạt cộng đồng chung để người dân trong tỉnh thấy an tâm, các hoạt động đã trở lại bình thường; thể hiện sức sống mới, xã hội đang tiếp tục vận động.

Tổ chức sự kiện cũng khẳng định sự chủ động của du lịch Huế trong thực hiện các giải pháp để kích cầu, thu hút khách du lịch đến Huế; khởi động cho các hoạt động du lịch trong năm 2021. Từ việc tổ chức cũng thêm phần quảng bá đến du khách khắp nơi Huế là điểm đến an toàn, thân thiện, phù hợp với định hướng của lãnh đạo UBND tỉnh. Có lẽ chính vì thế mà sự kiện được đưa vào danh sách bình chọn 10 sự kiện tiêu biểu nhất của tỉnh trong năm 2020.

Việc tổ chức hai hoạt động ở cùng thời điểm, không gian, liệu chăng sẽ gây “loãng” và khó tạo ra ấn tượng với công chúng?

Thừa Thiên Huế đang tập trung để xây dựng 2 thương hiệu lớn là “Kinh đô áo dài” và “Kinh đô ẩm thực”. Chúng tôi nghĩ rằng đây không chỉ là sự kết hợp mà cùng lúc thực hiện nhiệm vụ kép. Hơn thế, sự kết hợp này còn có sự giao thoa, bổ sung hợp lý cho nhau, giữa một bên là văn hóa phi vật thể và một bên là vật thể. Áo dài mang giá trị về phi vật thể, giúp công chúng khám phá, chiêm ngưỡng văn hóa mang tính tinh thần, còn ẩm thực, ăn uống thể hiện tính vật chất. Sau khi thưởng thức, xem các chương trình áo dài xong, công chúng có thể thưởng thức ẩm thực độc đáo, đa dạng của Huế. Đó là sự kết hợp không thể lý tưởng hơn.

Sự kết hợp giữa áo dài và ẩm thực có tính kết hợp giữa giá trị tinh thần và vật chất, càng làm tăng quy mô cho sự kiện (Ảnh minh họa) 

Có thể nơi này, nơi kia đã tổ chức chương trình áo dài, hay ẩm thực, song đây là lần đầu tiên trong cả nước có một sự kiện mà kết hợp được giữa áo dài và ẩm thực. Sự kết hợp này cũng nâng tính quy mô và giúp sự lan tỏa lớn hơn. Khi xây dựng các “kinh đô” đòi hỏi có nhiều chương trình, sự kiện để khuếch trương, quảng bá mạnh mẽ hơn.

Một điều mà chúng tôi thấy đây hứa hẹn là mô hình tổ chức có tính bền vững và hiệu quả khi được tổ chức bởi một bên là cơ quan quản lý Nhà nước và một bên là doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp. Cơ quan quản lý Nhà nước sẽ giữ vai trò kết nối, tạo sân chơi, còn doanh nghiệp thực hiện, triển khai các hoạt động, nhiệm vụ cụ thể. Đây là hình thức xã hội hóa lễ hội, sự kiện có tính khả thi mà định hướng của tỉnh đang được đặt ra.

Dự kiến trong những ngày diễn ra sự kiện, thời tiết ở Huế sẽ có mưa và lạnh, điều này sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động liên quan đến ẩm thực?

Chúng ta không thể làm thay đổi thời tiết, nên bắt buộc phải có những chuẩn bị và phương án khắc phục, thích nghi với điều kiện mưa lạnh. Do đó, tại các gian hàng, các khu vực thưởng thức ẩm thức chúng tôi đã tính toán và thiết kế các tấm bạt che trong suốt để che kín gió và mưa. Các món ăn phục vụ khách cũng được đảm bảo các yếu tố vệ sinh, tăng cường các món ăn phù hợp với thời tiết lạnh. Chúng tôi nghĩ rằng, thưởng thức ẩm thực trong một không gian như thế, là một trải nghiệm mới mẻ cho công chúng và du khách.

Điều này thể hiện sự linh động trước sự khắc nghiệt của thời tiết để khai thác thành sản phẩm du lịch. Đây cũng là kinh nghiệm quan trọng cho những lần tổ chức hoạt động về ẩm thực sau trong thời tiết tương tự, vì lâu nay chưa có hoạt động nào. Đặc biệt là giúp những đơn vị cung ứng dịch vụ tìm được mô hình lý tưởng khi trong tương lai rất gần đến, Huế sẽ sớm hình thành những khu chợ đêm, phố ẩm thực. Mục tiêu là khi vào mùa mưa việc tổ chức vẫn diễn ra bình thường. Tiến đến hình thành dịch vụ hấp dẫn, tạo ra trải nghiệm mới lạ đối với du khách khi đến Huế.

Xin cảm ơn ông!

Đức Quang (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”

Vốn là dân sư phạm nhưng vì đam mê hoa, chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) đã rẽ sang lĩnh vực kinh doanh hoa rồi khởi nghiệp với mô hình mang thương hiệu “Hoa tươi bất tử Cố đô” bước đầu thành công ở quê nhà. Với mô hình này, chị Lân đã tham gia Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Thừa Thiên Huế năm 2024 và được UBND tỉnh tặng bằng khen có sáng kiến ĐMST của thế hệ trẻ.

Khởi nghiệp từ mô hình “Hoa tươi bất tử Cố đô”
Áo dài & hành trình lan tỏa

“Tri thức may, mặc áo dài Huế” vừa được ghi danh, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sau một thời gian dài với rất nhiều các hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của chiếc áo dài truyền thống ở vùng đất kinh kỳ.

Áo dài  hành trình lan tỏa

TIN MỚI

Return to top