ClockThứ Sáu, 09/10/2020 06:56

Khai thác du lịch hội nghị, hội thảo cuối năm

TTH - Du lịch hội nghị, hội thảo (MICE) được xác định là sản phẩm chủ lực cần tập trung khai thác từ nay đến cuối năm.

Mục tiêu lớn từ biển, đầm pháKhai thác để phát triển du lịchSẽ khai thác các tuyến phố đi bộ về đêm để phát triển dịch vụ du lịch

Một hội nghị được tổ chức ở Huế với gần 500 đại biểu

Dòng khách chủ lực

Cuối năm, thời điểm mà các hội nghị, hội thảo thường được tổ chức nhiều nhất trong năm. Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, từ đầu năm đến tháng 9, các sự kiện, hội nghị, hội thảo ít diễn ra, hoặc phải hoãn đến cuối năm. Vì vậy, du lịch MICE được xác định sẽ là sản phẩm chính của thị trường khách nội địa trong 3 tháng cuối năm, thời điểm mà nhiều dòng khách giảm hẳn vì học sinh đã bước vào năm học mới và thời tiết không thuận lợi.

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, trong 3 tháng cuối năm, khá nhiều hội nghị, hội họp của các bộ, ngành Trung ương được tổ chức tại Huế. Có thể kể đến Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 22 năm 2021 do Cục Điện ảnh tổ chức. Hay Đại học Huế có hội nghị chuyên đề khoảng 400 - 500 khách. Dù chưa có ngày cụ thể, song một số hội nghị khác được xác định tổ chức ở Huế. Các hội nghị, tổng kết cuối năm của các đơn vị trong tỉnh cũng được xác định có thể góp phần giúp các điểm tổ chức dịch vụ tăng nguồn thu.

Theo Sở Văn hóa và Thể thao, trong 3 tháng cuối năm, ở Huế sẽ diễn ra nhiều sự kiện thể thao, như giải đá cầu vô địch các đội mạnh, giải vô địch các CLB mạnh Taekwondo, giải vô địch các CLB mạnh Karate, giải bơi người cao tuổi, giải đua xe đạp cúp VTV chặng Huế (tháng 11); giải bóng đá bãi biển; giải vô địch cầu mây, giải vô địch vật cúp Quốc gia và đặc biệt là giải Marathon VnExpress được dời lại cuối năm (dự kiến ngày 27/12).

Lãnh đạo Sở Du lịch đánh giá, những hoạt động thể thao được dự báo giúp Huế thu hút hàng trăm, đến ngàn vận động viên và khán giả đến Huế. Chỉ riêng giải Marathon VnExpress dự kiến có hàng người tham gia, đi cùng các vận động viên là người thân, thành viên ban tổ chức. Với việc sử dụng dịch vụ lưu trú, giúp các khách sạn “hồi sinh” sau quãng thời gian dài vắng khách.

Đại diện Khách sạn Mường Thanh cho biết, thời gian đến, đơn vị nhận được khá nhiều đơn hàng tổ chức hôi nghị, hội thảo. Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lớn trong cả nước và khu vực miền Trung lựa chọn Huế để tổ chức hội nghị cuối năm. Nắm bắt nhu cầu, khách sạn đang có nhiều chương trình khuyến mãi, hay giảm giá dịch vụ lưu trú nếu có chức hôi nghị, hội thảo tại khách sạn.

Không chỉ có các khách sạn sẽ phục vụ khách, khi đến Huế, nhiều người thân của khách MICE sẽ cùng đến. Việc có những tour tuyến phù hợp, hướng đến phục vụ được các nhu cầu của khách là giải pháp giúp doanh nghiệp lữ hành Huế bán tour cho các điểm đến trong tỉnh.

Cần thêm gói kích cầu chuyên biệt

Tổng cục Du lịch vừa khởi động chương trình kích cầu du lịch nội địa những tháng cuối năm 2020 với chủ đề “Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn”; Tổng cục Du lịch khuyến khích các địa phương nâng cao chất lượng, có những chương trình kích cầu mới để thu hút khách hội nghị, hội thảo; trong đó, Huế không nằm ngoài chương trình này.

Hiệp hội Du lịch tỉnh cho rằng, hiện các địa phương đang đưa ra các chương trình để thu hút khách MICE. Do đó, sự “chạy đua” về chính sách kích cầu sẽ tạo ra áp lực và trở thành sự cạnh tranh lớn vì “miếng bánh” về thị trường khách hội nghị, hội thảo, các sự kiện có khả năng tăng nhẹ, nhưng phần chia sẻ lại tăng cao hơn. Trong khi đó, Huế không mạnh trong vận chuyển, cơ sở vật chất. Điều này cần được phân tích, khắc phục bằng chất lượng dịch vụ, điểm đến đảm bảo an toàn cho du khách.

Ông Nguyễn Hữu Bình, Chủ tịch Hội Lưu trú tỉnh cho biết, Huế là điểm đến được đánh giá là an toàn, đó là một “điểm cộng” để thu hút khách trong tương lai. Ngoài sự chủ động của doanh nghiệp, quan trọng không kém là có sự  hỗ trợ từ các cơ quan Nhà nước, như có những giải pháp để “kéo” các sự kiện, hội nghị hội thảo về tổ chức ở Huế. Nếu chỉ doanh nghiệp sẽ rất khó trong giai đoạn cạnh tranh về điểm đến như hiện nay.

Lãnh đạo Sở Du lịch thông tin, một nhiệm vụ khác là xây dựng thêm các tour một ngày, nửa ngày phù hợp để phục vụ khách, vì hầu hết khách sẽ có thời gian nghỉ khi đến Huế. Các tour như đi xe vespa cổ, hay honda 68 khám phá các bối cảnh phim; các tour chuyên về ẩm thực; tour hành hương đến các ngôi chùa… được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của khách bất kỳ lúc nào.

Ông Trần Hữu Thùy Giang cho biết, quan trọng hiện nay là tập trung quảng bá “Huế - điểm đến an toàn” và năng lực về du lịch MICE của các doanh nghiệp. Cùng với đó, quản lý ngành sẽ hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp trong quảng bá những chương trình, gói khuyến mãi đi cùng.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho rằng, có thể Huế không mạnh về du lịch MICE, nhưng việc triển khai tốt các giải pháp phòng chống dịch, được khẳng định là điểm đến an toàn, nên khả năng Huế vẫn là điểm đến được nhiều hội nghị, hội thảo lựa chọn. Qua đây để ngành du lịch Huế đánh giá lại thị trường, tiềm năng phát triển MICE và những khó khăn, tồn tại cần được đánh giá, khắc phục.

Bài, ảnh: Quang Sang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh giác với bẫy lừa đảo mạo danh các cuộc thi, sự kiện cuối năm trên Facebook

Ngày 25/11, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã gửi cảnh báo về trường hợp đối tượng xấu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người đăng ký tham gia các hoạt động như: Cuộc thi, sự kiện, chương trình khuyến mại, quay số trúng thưởng… được đăng tải trên các trang Fanpage Facebook giả mạo.

Cảnh giác với bẫy lừa đảo mạo danh các cuộc thi, sự kiện cuối năm trên Facebook
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế

Hội thảo khoa học "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế" do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp Hội Khoa học Lịch sử Thừa Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm (Đại học Huế) tổ chức chiều 22/11 tại TP. Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm; Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân, cùng đại diện lãnh đạo các sở ban ngành, đông đảo các chuyên gia, nhà nghiên cứu tham dự.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Giá trị lý luận và thực tiễn xây dựng, phát triển văn hóa, con người tại Thừa Thiên Huế
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

TIN MỚI

Return to top