ClockThứ Sáu, 30/06/2023 14:57

Phát huy thế mạnh du lịch - dịch vụ

TTH - Là đô thị trung tâm với nhiều danh lam thắng cảnh, địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng hấp dẫn du khách nên TP. Huế đang đẩy mạnh đầu tư và triển khai nhiều giải pháp góp phần kích cầu du lịch.

Cơ hội của nghề quản lý khách sạnĐiểm đến tuyệt vời là khi du khách được hỗ trợ kịp thờiLượng du khách nước ngoài đến Hàn Quốc đạt mức tăng gần 7 lần

leftcenterrightdel
Khách du lịch tham quan mua sắm Festival Nghề truyền thống Huế 2023 

Doanh thu du lịch tăng 2,6 lần

Những tháng đầu năm 2023, hoạt động du lịch trên địa bàn TP. Huế có bước phục hồi và tăng trưởng, lượng khách du lịch đến Huế tăng mạnh, đặc biệt là khách quốc tế. Festival Nghề truyền thống (NTT) Huế 2023 được tổ chức thành công đã tiếp tục nâng cao vị thế của TP. Huế, thành phố Văn hóa ASEAN, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam. Theo đó, tổng lượt khách đến Huế trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt hơn 1,18 triệu lượt, trong đó khách lưu trú đạt 792 ngàn lượt, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu du lịch 6 tháng đạt 2.325 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ.

Điểm nhấn của du lịch Huế trong 6 tháng đầu năm là số lượng khách du lịch tăng đột biến trong 8 ngày diễn ra Festival NTT Huế 2023. Trong đó, tổng lượng khách đến Huế trong dịp này đạt hơn 120 ngàn lượt, tăng 26% so với dự ước ban đầu (95 ngàn); khách lưu trú 65.300 lượt. Ngoài ra, có khoảng 300 ngàn lượt du khách và người địa phương đến tham quan và trải nghiệm các hoạt động lễ hội Festival NTT Huế trong dịp này. Doanh thu từ các hoạt động của không gian làng nghề và ẩm thực đạt 20 tỷ đồng.

Để kích cầu và thu hút khách, TP. Huế đã nghiên cứu và hoàn thiện các đề án phát triển du lịch, như: Phố đêm khu vực Hoàng thành Huế, đề án mô hình du lịch sinh thái cộng đồng Rú Chá - Cồn Tè; xây dựng mô hình du lịch cộng đồng biển tại Hải Dương; hoàn thành và đưa vào hoạt động phố đi bộ Hai Bà Trưng nhằm tạo thêm không gian, điểm đến mới lạ, hấp dẫn, hiện đại đón khách du lịch đến vui chơi, mua sắm và trải nghiệm.

Cùng với lĩnh vực du lịch, hoạt động thương mại - dịch vụ trên  địa bàn TP. Huế sôi động hẳn và thu hút khách khi đưa vào hoạt động nhiều địa điểm du lịch ấn tượng, như phố đi bộ Chu Văn An - Võ Thị Sáu - Phạm Ngũ Lão, phố đi bộ Hai Bà Trưng, phố ẩm thực Nguyễn Văn Huyên… góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 6 tháng đầu năm 2023 đạt 26.382 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ; tổng trị giá xuất khẩu 6 tháng đạt 85 triệu USD (kể cả xuất khẩu tại chỗ).

Đảm bảo an toàn cho du khách, thành phố thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về trật tự đô thị, an toàn giao thông tại các điểm tham quan du lịch, cơ sở lưu trú, các điểm bán hàng ăn uống và đặc sản, công viên, phố đi bộ, khu vực các chợ..., kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm tại các khu vực như đường Chương Dương, Tân Thiết, chợ Đông Ba, đường Hai Bà Trưng, khu vực xung quanh khách sạn Sài Gòn Morin…

Kích cầu thu hút khách

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, để khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh du lịch - dịch vụ, sắp tới thành phố tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi đầu tư ngoài ngân sách vào các dự án để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp hữu cơ, du lịch tâm linh, đặc biệt là tại các phường, xã mới sáp nhập, như: Hương Thọ, Thủy Bằng, Hương Phong, Hải Dương, Thuận An... Đồng thời, hoàn thành đề án thí điểm khai thác vỉa hè để sớm đưa vào hoạt động ở đường Trương Định, Trần Hưng Đạo, Hàn Thuyên; khai thác hiệu quả tuyến đường đi bộ bờ nam sông Hương kết hợp tuyến đường đi bộ bờ bắc, trong đó chú trọng hoàn thiện các dịch vụ du lịch, tạo điểm nhấn phục vụ du khách và người dân.

Cùng với các khu vực trung tâm thành phố, tại các phường, xã mới sáp nhập, thành phố sẽ hình thành sản phẩm du lịch sinh thái kết hợp du lịch biển vùng đầm phá tại Hải Dương - Thuận An - Hương Phong, trong đó tạo ra được sản phẩm du lịch Rú Chá - Cồn Tè kết hợp du lịch nghỉ dưỡng và cộng đồng có chất lượng tại biển Hải Dương và Thuận An. Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng các dịch vụ hậu cần, logistic theo đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt, trong đó tập trung phát triển cảng cá Thuận An; đầu tư hạ tầng kho bãi, trung chuyển ở Thủy Bằng.

Để thu hút khách du lịch cũng như kéo dài thời gian lưu trú của du khách trong chuyến tham quan Huế, thời gian tới thành phố chỉ đạo các ban, ngành liên quan tiếp tục quản lý tốt các phố đi bộ, nghiên cứu các phương án tổ chức hoạt động phố đêm Hoàng thành tạo thêm sức hút với người dân và du khách. Đồng thời, hoàn thiện và triển khai các đề án nhằm kích cầu du lịch, như đề án mô hình du lịch sinh thái cộng đồng Rú Chá - Cồn Tè, xây dựng mô hình du lịch cộng đồng biển tại Hải Dương; hình thành trung tâm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại 15 Lê Lợi và triển khai các giải pháp xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện, an toàn, giàu bản sắc gắn với nếp sống văn minh đô thị, phát huy bản sắc văn hóa Huế với thúc đẩy phát triển kinh tế, du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Đánh thức” tiềm năng du lịch

Với tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, địa lý và văn hóa lịch sử, thị xã Hương Trà đang tích cực tìm hướng phát triển du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

“Đánh thức” tiềm năng du lịch
Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

TIN MỚI

Return to top