ClockThứ Hai, 11/11/2019 05:30

Phát triển du lịch golf: Tìm tiếng nói chung giữa doanh nghiệp golf và lữ hành

TTH - Sở Du lịch đánh giá, dòng khách lựa chọn sản phẩm du lịch golf đang tăng trưởng nhanh. Tuy nhiên, để thu hút dòng khách được đánh giá là cao cấp này đến Huế nhiều hơn, còn nhiều việc phải làm, nhất là câu chuyện kết nối.

Du lịch biển, đầm phá - động lực để Phú Vang phát triểnThanh toán trực tuyến trong du lịch: Tiện dụng & chuyên nghiệpĐại biểu Nguyễn Ngọc Thiện: Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển

Hiện, chỉ Laguna có sân golf

Cơ hội đang đến

Cuối tháng 10/2019, Tổng cục Du lịch phối hợp với Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, Sở Du lịch Đà Nẵng và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam tổ chức tọa đàm “Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch golf” nhằm tăng cường xây dựng sản phẩm du lịch golf, kết hợp tham quan, nghỉ dưỡng và thu hút khách du lịch đẳng cấp, chất lượng cao, có mức chi tiêu lớn trong thời gian tới.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu, doanh nghiệp đánh giá, Huế nói riêng và miền Trung nói chung có nhiều điều kiện để phát triển và thu hút tốt hơn dòng khách du lịch golf. Lợi thế để phát triển du lịch golf của miền Trung là có hệ thống sân golf đa dạng về địa hình hướng biển, hướng núi; có văn hóa đặc sắc, hệ thống di sản văn hóa thế giới, cũng như các điều kiện tự nhiên…, những yếu tố có thể kết hợp để tạo ra tour du lịch golf hoàn hảo.

Ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Du lịch khẳng định, trong định hướng phát triển du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bên cạnh các dòng sản phẩm chính là du lịch biển đảo, văn hóa, di sản, sinh thái, phát triển sản phẩm du lịch chất lượng, hướng tới thị trường khách có khả năng chi trả cao là yêu cầu cần thiết hiện nay. Do đó, phát triển sản phẩm du lịch golf là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy lợi thế riêng có của Việt Nam và miền Trung; trong đó, Huế được xác định là điểm đến quan trọng của du lịch golf trong tương lai.

Theo đánh giá của Hiệp hội Du lịch tỉnh, du lịch kết hợp với thể thao mà ở đây là golf, loại hình du lịch quan trọng trong xu hướng phát triển toàn cầu. Golf là môn thể thao thượng lưu, thu hút sự tham gia của giới chính khách, doanh nhân, khách hàng với mức chi tiêu cao gấp đôi, gấp ba so với khách du lịch thông thường. Theo Tổ chức Du lịch Golf thế giới (IAGTO), thị trường khách du lịch golf phát triển nhanh trên thế giới với con số ước chừng lên đến 60 triệu golf thủ.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, dù ở Huế chỉ mới chính thức khai thác 1 sân golf, đó là Laguna Golf Lăng Cô, song đã khẳng định được thương hiệu trên “bản đồ” golf cả nước và khu vực. Vừa qua, Laguna Golf được bình chọn là “Sân golf tốt nhất Việt Nam 2019” do Tạp chí Vietnam Golf Magazine, Tổng cục TDTT, Tổng cục Du lịch và Hiệp hội Golf Việt Nam (VGA) tổ chức, tiếp tục thêm phần khẳng định được thương hiệu du lịch golf Huế.

Hiện ở Huế có 4 dự án về sân golf đang trong quá trình làm thủ tục để triển khai đầu tư. “Tiềm năng về du lịch golf ở Huế đang rất lớn. Vừa qua, các doanh nghiệp du lịch Hàn Quốc đã đặt vấn đề về mở đường bay charter (thuê nguyên chuyến) từ Hàn Quốc về Huế để tham quan và chơi golf. Khi Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài được nâng cấp và đủ điều kiện để phía Hàn Quốc mở chuyến bay thẳng, lượng khách chơi golf chắc chắn sẽ tăng nhanh trong ít năm tới”, ông Nguyễn Văn Phúc thông tin.

Khách chơi golf ở Laguna Golf Lăng Cô. Ảnh: Laguna Golf Lăng Cô

Khó ở giá tour

Tuy nhiên, để phát triển du lịch golf ở Huế không phải dễ, nhất là việc thu hút một lúc lượng khách lớn. Sự kết nối, thống nhất để hình thành những tour chuyên biệt về golf hiện vẫn chưa có.

Các doanh nghiệp lữ hành mong muốn có gói đánh golf với giá thấp hơn so với mức phí mà các sân golf đang áp dụng hiện nay. Chẳng hạn như mức trung bình của khách Hàn Quốc dự kiến sang Huế sẽ chỉ bằng một nửa so với chi phí mà khách châu Âu hay khách Hoa Kỳ có thể bỏ ra (dòng khách chủ yếu ở Laguna), nên cần có một mức giá phù hợp với mức chi tiêu của du khách.

Trong khi đó, đại diện các sân golf vẫn giữ quan điểm golf là sản phẩm đẳng cấp và du lịch golf phải là sản phẩm cao cấp, nên sẽ rất khó để hạ giá tour vì chất lượng dịch vụ phải cao. Đại diện Laguna Golf Lăng Cô cho biết, luôn sẵn sàng chia sẻ các gói sản phẩm khác nhau cho các công ty lữ hành, tuy nhiên, sân golf có những đặc thù và tiêu chuẩn riêng, không thể đáp ứng được một số yêu cầu của công ty lữ hành, đặc biệt những vấn đề liên quan đến chất lượng và thương hiệu.

Ông Nguyễn Văn Phúc cho hay, phía sân golf muốn giữ chất lượng dịch vụ, không hạ giá, phía lữ hành lại muốn giá thấp hơn mới có thể tổ chức tour. Đây là vướng mắc mà hai bên vẫn chưa có các thống nhất. Về phía cơ quan quản lý, ngành du lịch sẽ làm đầu mối để có thêm các cuộc làm việc giữa các bên, hướng đến có các gói tour phù hợp, dựa trên phương thức phù hợp cho cả ba bên: sân golf, lữ hành và cả du khách.

Lãnh đạo Sở Du lịch cho biết thêm, ngành du lịch sẽ khuyến khích sân golf phối hợp với một số đơn vị lữ hành và địa phương có thêm tuyến kết nối giữa điểm đánh golf với du lịch sinh thái, cộng đồng. Có những chương trình kết nối từ sân golf và các điểm văn hóa, di sản, vì khách chơi golf thường sẽ có thêm người thân đi cùng. Vận động các đơn vị vận chuyển và sân golf mở tuyến xe buýt cố định từ các sân golf đến các điểm tham quan. Lâu nay ở Laguna có phục vụ, nhưng không thường xuyên, khi khách đặt mới có chuyến.

Bài, ảnh: Đức Quang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển

Thừa Thiên Huế đang nỗ lực xây dựng và phát triển xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch. Ngành du lịch cùng các ban, ngành, đơn vị liên quan đang cố gắng tăng tốc để đạt được mục tiêu của Nghị quyết 04-NQ/TU đã được Tỉnh ủy ban hành.

Gắn kết văn hóa và du lịch, tăng tốc phát triển
Ba cây chụm lại...

Câu chuyện về liên kết để phát triển được nhắc đến khi cách đây khoảng hơn 20 năm, 3 địa phương gồm Quảng Nam - Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế chủ động ký kết hợp tác phát triển du lịch với chủ đề: “Ba địa phương - một điểm đến”. Và rồi mới đây, hội thảo “Phát triển bền vững du lịch miền Trung trong bối cảnh mới” do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ tổ chức, cũng đã thảo luận chính sách, đưa ra các định hướng liên kết và giải pháp chung về phát triển du lịch vùng.

Ba cây chụm lại
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

TIN MỚI

Return to top