ClockThứ Bảy, 12/09/2020 14:00

An cư, lạc nghiệp trên vùng cát nội đồng

TTH - Ông Nguyễn Đình Đức, Bí thư Huyện ủy Quảng Điền thông tin, chăn nuôi của huyện đang chuyển dần từ nhỏ lẻ, nông hộ sang nuôi quy mô lớn, mang tính sản xuất hàng hóa từ mô hình trang trại (TT) trên rú cát nội đồng.

Khai thác tiềm năng, lợi thế vùng cát nội đồngXanh lại rú cát

Mô hình chăn nuôi lợn an toàn của ông Nguyễn Thuận

Thu tiền tỷ

Cách đây 15 năm, khi huyện có chủ trương vận động giãn dân, lên vùng rú cát khai hoang lập nghiệp, vợ chồng ông Nguyễn Hữu Thuận (Quảng Vinh) xem đây là cơ hội. Nguyện vọng chính đáng của gia đình ông Thuận được Đảng, chính quyền địa phương chấp thuận.

Gia đình ông Thuận nuôi những lứa lợn, gà ít ỏi đầu tiên đều thất bại vì môi trường khắc nghiệt chưa được cải tạo. Điện, nước, giao thông… lúc đó chỉ là “con số 0”. Cạn vốn, lại khó vượt qua thiên tai, dịch bệnh, điều kiện sinh hoạt, sản xuất, có lúc vợ chồng ông Thuận đã tính chuyện “hồi hương”.

Lúc này, gia đình ông Thuận được chính quyền địa phương quan tâm động viên, hỗ trợ vay vốn qua các kênh tại địa phương, ngân hàng đầu tư sản xuất, các mô hình kinh tế TT bắt đầu cho thu nhập, ổn định cuộc sống.

Tích lũy vốn sau những lứa xuất chuồng, từ chăn nuôi vài chục con lợn, gà mỗi lứa, ông Thuận từng bước mở rộng quy mô sản xuất lên vài trăm con, rồi vài ngàn con... và quyết tâm tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, theo học lớp thú y cơ sở và những mô hình hay có thể áp dụng tại địa phương. Từ 5 năm nay, TT ông Thuận đều duy trì 7.000-8.000 con gà thả vườn/lứa, hàng trăm con lợn siêu nạc, 50 lợn lai F1 và 10 heo nái…, doanh thu mỗi năm 2-3 tỷ đồng.

Tám năm trước, vợ chồng ông Hồ Đăng Thịnh ở xã Quảng Vinh quyết định bỏ nghề kinh doanh cà phê ở thị trấn Tứ Hạ (TX. Hương Trà) đến vùng rú cát lập TT. Với nguồn vốn tích lũy 150 triệu đồng, ông đầu tư xây dựng chuồng trại, con giống... và trồng keo tràm trên diện tích 2,5 ha.

Bằng cách “lấy ngắn nuôi dài”, ông Định tiếp tục vay vốn đầu tư gầy dựng, xây dựng thêm chuồng trại nuôi lợn, gà, chăn nuôi bò để mở rộng quy mô sản xuất. Sau nhiều năm vượt khó, đến nay, mô hình TT của ông đạt quy mô, tiêu chí theo quy định, mang lại hiệu quả. Tính đến thời điểm này, chỉ riêng kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm 3 dãy chuồng trại chăn nuôi lợn quy mô 300 con, vườn nuôi gà trên 5.000 con/lứa, chuồng nuôi bò hàng chục con... lên đến hàng tỷ đồng.

Lan tỏa từ nghị quyết

Năm 2007, Huyện ủy Quảng Điền ra Nghị quyết 15e về phát triển kinh tế TT nhằm có sự định hướng, đầu tư bài bản. Các công trình hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước… từ đó bắt đầu được xây dựng. Đến nay, đường vào các khu TT được bê tông, tráng nhựa, hệ thống điện chiếu sáng, nước sạch đến từng hộ gia đình, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt và tiêu thụ nông sản.

Từ khi có nghị quyết, các cấp chính quyền, đoàn thể, các chuyên gia nông nghiệp đã vào cuộc, biến vùng đất cát bạc màu, hoang hóa thành những vùng sản xuất tạo ra nhiều mặt hàng nông sản có giá trị, như ném, rau cải, cam, quýt, vú sữa, thanh long ruột đỏ... Cùng với việc vận động Nhân dân đến vùng cát khai hoang, lập nghiệp, các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi thích hợp trên vùng cát nội đồng từng bước được cán bộ địa phương hướng dẫn người dân ứng dụng mang lại hiệu quả.

Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, ông Trần Quốc Thắng cho biết, đến nay, Quảng Điền đã quy hoạch và tổ chức phát triển chăn nuôi quy mô TT ở vùng rú cát nội đồng thuộc ba xã Quảng Vinh, Quảng Lợi và Quảng Thái. Trong điều kiện bảo vệ môi trường an toàn cho người dân, các địa phương vận động, tạo điều kiện cho các hộ phát triển chăn nuôi ở các vùng “đất thục” tách biệt với khu dân cư.

Các cấp, ngành đã kêu gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi trên vùng cát nội đồng, hình thành mô hình TT theo “chuỗi giá trị”, liên kết tiêu thụ sản phẩm chủ lực là lợn, gà. Hiện có 4 TT liên kết với Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam quy mô 10 ngàn con; liên kết với Tập đoàn Quế Lâm, Công ty GreenFeet triển khai dự án nuôi lợn theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học theo “chuỗi giá trị” và nhiều mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gà thịt đang được triển khai có hiệu quả…

Nhiều dự án đầu tư chăn nuôi có hiệu quả, như nhà máy ấp trứng gà của Công ty 3F Việt với công nghệ hiện đại, công suất 7,2 triệu con giống/năm; cơ sở sản xuất gà giống quy mô 10 ngàn con gà bố mẹ; mô hình nuôi bò thịt BBB…

Từ vùng đất cát bạc màu, hoang hóa đã được người dân khai thác, đầu tư sản xuất mang lại hiệu quả, ổn định cuộc sống. Nhiều mô hình TT thật sự đứng vững trên vùng cát nội đồng, lãi từ vài trăm triệu đồng trở lên/năm. Nhiều chủ TT đã thoát được nghèo, vươn lên làm giàu, có điều kiện xây nhà kiên cố, sắm ô tô như Phan Văn Hứa, Phan Lai Đức, Trần Thiện Chương, Trần Thị Tỵ, Nguyễn Thuận, Ái Hiệp…

Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền khẳng định, kinh tế TT là một hướng thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẩu. Sắp đến, huyện tổ chức rà soát, đánh giá, thu hồi những TT sản xuất không hiệu quả, không đúng mục đích, hết thời hạn giao đất; đồng thời tiếp tục rà soát quỹ đất, xem xét cho thuê đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế TT. Một số mô hình mới sẽ được hình thành, như từng bước phát triển vùng nguyên liệu dược liệu, nuôi rắn mối; hình thành khu dân cư kiểu mẫu ở vùng cát nội đồng...

Đến nay, huyện Quảng Điền đã giao cho 86 hộ (trong đó 80 hộ định cư ở vùng cát nội đồng) đầu tư mô hình kinh tế TT tại vùng cát nội đồng với diện tích 358 ha. Đến nay toàn huyện có 105 TT, trong đó có 86 TT ở vùng cát nội đồng. Tổng doanh thu các TT khoảng 75 tỷ đồng/năm. Huyện đang tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng “đất thục nội đồng” để hình thành các vùng TT tổng hợp có diện tích 10 ha trở lên/vùng... Phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có khoảng 180 - 200 TT.

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo

A Lưới từ lâu đã gắn liền với hình ảnh đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chăm chỉ làm ăn, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Mơ ước về một ngôi nhà kiên cố để tránh bão lũ, bảo vệ gia đình khỏi thiên tai với nhiều người vẫn còn là điều xa vời. Với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách ưu đãi về tín dụng, giấc mơ của nhiều người dân dần trở thành hiện thực.

Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho người nghèo
Chủ động ứng phó với sạt lở để an cư

Việc xác định các vị trí có biểu hiện trượt lở đất và các vấn đề địa chất khác có liên quan để đưa vào cơ sở dữ liệu hiện trạng trượt lở đất đá trên địa bàn tỉnh nhằm giúp các địa phương chủ động trong công tác ứng phó, cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).

Chủ động ứng phó với sạt lở để an cư
Giúp người nghèo an cư, ổn định cuộc sống

Cùng với các hoạt động trao quà hay hỗ trợ các mô hình sinh kế nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo có việc làm, tăng thu nhập, từ đầu năm đến nay, các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn TP. Huế huy động nguồn lực, hỗ trợ kinh phí xây dựng và sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, giúp người dân an cư, ổn định cuộc sống.

Giúp người nghèo an cư, ổn định cuộc sống
An cư trong những ngôi nhà Đại đoàn kết

Những ngôi nhà Đại đoàn kết không những giúp người nghèo có nơi an cư, thêm động lực để vươn lên trong cuộc sống, mà còn là minh chứng cho sự tin tưởng, gửi gắm của cộng đồng đối với cơ quan Mặt trận các cấp, với phương châm tất cả vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau.

An cư trong những ngôi nhà Đại đoàn kết
Cư dân làng Phú Hải ngóng ngày an cư

Đã lâu lắm rồi, bên cạnh chuyện dãi dầu mưa nắng mưu sinh, hai chữ “an cư” luôn thường trực trong tâm thức cư dân ở làng Phú Hải, xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) nằm bên cảng biển Chân Mây...

Cư dân làng Phú Hải ngóng ngày an cư
Return to top