ClockThứ Năm, 10/01/2019 06:45

Bảo hiểm thất nghiệp - vẫn còn những e dè

TTH - Vừa đúng 10 năm đi vào cuộc sống, chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được đón nhận và tạo sự đồng thuận ở Thừa Thiên Huế. Thế nhưng, vẫn còn đó lực cản, trong đó, có sự e dè từ phía người lao động (NLĐ).

“Vai trò của truyền thông trong tuyên truyền bảo hiểm thất nghiệp”Quy định mức chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYTThiếu đối thoại, tư vấn về chính sách bảo hiểm xã hội

Công ty cổ phần Dệt may Huế tham gia đầy đủ chế độ bảo hiểm cho lao động

BHTN được hiểu là số tiền được trả cho người lao động khi họ bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN. BHTN áp dụng bắt buộc đối với NLĐ và người sử dụng lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 và việc chi trả trợ cấp BHTN được thực hiện từ ngày 01/01/2010.

Tích cực và chủ động

2018 là năm Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện Nghị quyết 28/NQ/TW của Trung ương Đảng về cải cách chính sách BHXH với tinh thần cả hệ thống chính trị vào cuộc. Công tác tham mưu, tuyên truyền về bảo hiểm, trong đó có BHTN được đẩy mạnh. Cơ quan BHXH tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành khảo sát để khai thác, mở rộng đối tượng tham gia.

Tính đến 30/11/2018, công tác thanh tra và kiểm tra ở Thừa Thiên Huế đạt tỷ lệ 110% so với kế hoạch năm BHXH Việt Nam giao. Toàn tỉnh kiến nghị truy thu đối với 280 lao động tại 46 đơn vị sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTN, bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng chưa đóng, đóng thiếu thời gian, sai đối tượng...; kiến nghị truy thu BHXH, BHTN, BHYT cho 309 NLĐ tại 25 đơn vị đóng thiếu mức quy định. Sau khi thanh tra kết luận, BHXH tỉnh tuyên truyền, thuyết phục, đôn đốc các đơn vị nợ BHXH, BHTN, BHYT chuyển nộp tiền nợ 9.053 triệu đồng.

Riêng số người tham gia BHTN tính đến 31/12/2018 ở Thừa Thiên Huế là 104.924 người, đạt  93,71% so với kế hoạch, tăng 4,5% so với năm 2017. Từ năm 2010 đến năm 2017, toàn tỉnh giải quyết BHTN cho 29.972 lao động với số tiền chi trợ cấp và đào tạo nghề là 247,6 tỉ đồng; tư vấn giới thiệu việc làm cho 17.660 người.

Cần hiểu rõ lợi ích

Nhận thức về BHTN vẫn còn nhiều hạn chế. Khảo sát về tình trạng không đóng BHTN, chúng tôi nhận thấy, do quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, nhận thức của người lao động và sử dụng lao động về pháp luật còn hạn chế nên chưa thực hiện tốt các quy định về bảo hiểm, trong đó có BHTN.

Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên việc chuyển nộp tiền đóng BHTN không kịp thời, dẫn đến nợ đọng. Ngoài ra, vẫn còn nhiều doanh nghiệp cố tình trốn đóng, thường xuyên nợ đọng, chiếm dụng tiền đóng dẫn đến nợ kéo dài, số tiền nợ lớn. Nhiều đối tượng lao động có tâm lý không muốn bị gọi là “thất nghiệp” nên e dè khi tham gia BHTN.

Một số cơ quan sự nghiệp không đóng BHTN do lẫn lộn giữa công chức và viên chức dẫn đến tình trạng viên chức về hưu không chốt được sổ bảo hiểm. Công chức làm việc theo quyết định tuyển dụng của Nhà nước nên không phải tham gia BHTN, còn viên chức làm việc theo hợp đồng lao động nên bắt buộc phải tham gia BHTN (theo quy định tại Điều 2 Luật Viên chức năm 2012).

Nâng cao nhận thức

Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 1,62% dân số trong độ tuổi từ 15 trở lên thất nghiệp. Toàn tỉnh có 3.475 doanh nghiệp, với trên 90 ngàn lao động và 5 khu công nghiệp thu hút hơn 25 ngàn lao động. Bình quân, mỗi năm giải quyết việc làm mới cho trên 16.000 lao động. Vậy nhưng, lại có gần 20.000 lao động bổ sung nên thất nghiệp là khó tránh khỏi.

Giải pháp căn cơ là tạo việc làm. Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, kêu gọi các dự án đầu tư với nhiều ưu đãi trong đầu tư, tạo điều kiện về đất đai, lao động, khuyến khích phát triển các mô hình khởi nghiệp, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc. Cùng với đó là đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Vận động các đối tượng có liên quan tham gia BTTN là yêu cầu đặt ra đối với cấp ủy Đảng, các địa phương và doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế. Chính sách BHTN từng bước gắn kết với công tác đào tạo lại nghề, tư vấn giải quyết việc làm cho lao động cần tiếp tục được đẩy mạnh. Với mục tiêu chính là giúp người lao động sớm quay lại thị trường, hỗ trợ đơn vị sử dụng lao động duy trì việc làm cho lao động, ngăn ngừa tình trạng mất việc làm là chính sách thiết thực và nhân văn.

Bài, ảnh: Huế Thu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội

Tình trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp (DN) chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho hàng nghìn lao động với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi người lao động (NLĐ).

Nhiều doanh nghiệp vẫn chậm đóng bảo hiểm xã hội
Bảo vệ sức khỏe người lao động mùa nắng nóng

Để bảo đảm sức khỏe cho người lao động (NLĐ) trong thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, các cấp công đoàn đã chủ động tham mưu, phối hợp với doanh nghiệp (DN) triển khai nhiều biện pháp giúp NLĐ đối phó với nắng nóng.

Bảo vệ sức khỏe người lao động mùa nắng nóng
Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân

Trong Tháng Công nhân, các cấp công đoàn triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động, trong đó có hoạt động đối thoại với chính quyền, chủ sử dụng lao động. Ông Phan Vân Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) đã có cuộc trao đổi với phóng viên xung quanh chủ đề trên.

Chăm lo toàn diện đến quyền lợi cho người lao động trong Tháng Công nhân
Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
Return to top