ClockThứ Ba, 16/05/2023 15:05

Biết ơn từ những điều bình dị

TTH - Mồ côi mẹ ngay từ thuở lọt lòng, bố phải tự lập sớm hơn những bạn bè cùng trang lứa. Hồi ấy nhà bố nghèo, cơm không đủ ăn nên bố nghỉ học giữa chừng để phụ gia đình. Càng trong khó khăn, bất hạnh, bố luôn tìm cách vượt lên để gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng.

Nghe từng cung bậc cuộc sốngTrao “giọt vàng” hy vọng

leftcenterrightdel
 

Chưa bao giờ tôi thấy bố khóc, than khổ than khó mà chỉ thấy bố miệt mài làm việc. Ông bà ngoại vì quý đức tính chịu thương chịu khó, bản lĩnh trượng phu của bố mà gả mẹ - vốn là người con gái xinh đẹp ở làng khi ấy. Bố dạy tôi nên biết cám ơn mọi thứ đến với mình, dẫu thuận lợi hay bất trắc. Ngay cả những người bước vào cuộc đời mình, mình cũng cám ơn vì chính họ dẫu tốt hay không tốt cũng khiến cuộc sống mình thêm thi vị. Mỗi sáng thức dậy, tôi luôn thầm biết ơn vì mình được sống, được làm con gái của bố, luôn có bố cạnh bên dù vui tận cùng hay buồn tột độ.

Vừa qua, đoạn clip kể về chàng thanh niên tên Nguyễn Giang quê ở miền Tây đã gây xúc động mạnh trong cộng đồng mạng. Anh bị điện giật mất hai tay khi đi hái dừa vài năm trước. Anh không kêu gọi hỗ trợ mà đều đặn mỗi tối livestream bán hàng đến 1-2 giờ sáng để phụ giúp kinh tế nuôi vợ và ba đứa con thơ. Khuôn mặt hiền lành, tính khí thật thà chất phác nên hàng anh bán được nhiều người ủng hộ.

Có người gặp biến cố, họ dễ dàng trở nên gai góc, lạnh lùng, gắt gỏng, thậm chí căm ghét với cả thế giới và có xu hướng than thân trách phận. Nhưng cũng có những người, càng trong nghịch cảnh, càng không đầu hàng số phận và biết ơn vì ít ra còn được hiện diện trên cuộc đời này. Chừng nào còn sống là còn thương, còn tin, còn biết ơn, còn hy vọng. Như chính nụ cười hồn hậu luôn nở trên môi anh Giang, dù đôi khi buổi livestream chỉ có “vài mắt” xem. Như chính câu nói “Anh cố gắng làm để trích một phần chia sẻ cho những bà con có hoàn cảnh khó khăn giống như anh”.

Giữa dòng đời tấp nập, xung quanh tôi có biết bao con người dẫu đi qua bao mất mát, chơi vơi, chẳng còn gì ngoài trái tim tan nát, vụn vỡ nhưng vẫn không quay lưng với đời. Họ xem những biến cố, những bất hạnh đó là một phép thử và khó khăn càng nhiều, sự biết ơn càng đậm, như lời của sư thầy Thích Minh Niệm trong sách Hiểu về trái tim: “Nếu không có khổ đau/ Biết đâu là hạnh phúc/ Nhờ mộng mị hôm nào/ Ta tìm về tỉnh thức”. Vượt qua những chướng ngại vật đó, họ tin họ sẽ được tôi luyện để trở thành những con người đẹp và sống có ý nghĩa.

Mỗi người sẽ chọn cho mình một lối sống và cách thể hiện lòng biết ơn với đời, với người, với chính mình có thể không giống nhau, nhưng tựu trung đều không lãng quên những giá trị tốt đẹp - như trong cuốn sách Sống một cuộc đời đáng sống của tác giả Maria Shriver, nữ nhà báo chia sẻ: “Mỗi sáng thức giấc, trước khi đặt chân xuống sàn nhà, tôi cám ơn về sức khỏe, gia đình, bạn bè của tôi và về đất nước tôi có diễm phúc đang sống. Tôi vỡ lẽ, hóa ra khởi đầu ngày mới như thế này khiến cả ngày của tôi tươi tắn hơn, rồi từ nền móng đó tôi tin chắc nó sẽ xây nên một cuộc đời tốt đẹp hơn”.

Mẫn Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Chuyến trở về của cha

Năm tôi 49 tuổi, cha dẫn tôi về Huế. Cha bảo: “Rất có thể đây là chuyến thăm quê cuối cùng”. Gọi là dẫn nhưng thật ra có lúc tôi phải dìu đỡ ông. Ngoài 80, dù đầu óc vẫn còn minh mẫn nhưng các cơ quan hoạt động của người già đã đồng loạt rệu rã. Nhất là từ sau khi mẹ tôi mất, cha như yếu hẳn đi. Nỗi buồn bao giờ cũng là kẻ thù bào mòn sức lực. Cha ăn ít, nói ít, có hôm chỉ tha thẩn ngồi dưới tán cây sộp cổ thụ trước nhà. Hỏi gió máy quá cha ngồi đó làm gì, cha cười, bảo đang trò chuyện với thiên nhiên. Nhưng ông chỉ lắng nghe thôi, nào là tiếng lá rụng, tiếng chim ca, tiếng của con sóc nâu truyền cành ngó đôi mắt láo liên nhìn ông già tóc bạc nhấp chén trà lạt ướp hoa sói trong buổi sáng trời se se lạnh.

Chuyến trở về của cha
Ngõ nhỏ không tên

Cái cách hơi xuân đột nhiên từ từ len lỏi vào cuộc sống thường nhật khiến đôi người khẽ rùng mình vì lạnh. Nhưng đó là một cái lạnh khoan khoái. Người đàn ông đưa tay sờ vào mũi mình để tận hưởng cảm giác mới mẻ đầu ngón tay và nhìn ánh nắng từ từ buông xuống đoạn đường làng trước mặt, tinh nghịch nhảy lên đỉnh đầu đứa con trai nhỏ bên cạnh làm cu cậu khẽ xoa đầu mình làm anh bật cười. Cu cậu được bao nhiêu tuổi là từng ấy năm anh chưa về lại quê, bộn bề cuộc sống rồi lại vì nhiều lý do trong quá khứ, mãi đến giờ mới tranh thủ dịp Tết để đưa vợ con về thăm quê nội.

Ngõ nhỏ không tên
Return to top